SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng thí nghiệm trong dạy và học Vật lý 6 - Lê Thị Bích Hạnh

Hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “ tích cực hoá hoạt  động học tập của học sinh nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh”, theo đó giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh, phải phối hợp chặt chẽ những nổ lực của mỗi học sinh với việc học tập hợp tác trong nhóm, phải biết tổ chức các hình thức hoạt động học tập kết hợp với việc vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại, tổ chức cho học sinh hoạt động để  tự chiếm lĩnh kiến thức theo mục tiêu chuẩn kiến thức và kĩ năng.
doc 20 trang lananh 17/03/2023 5320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng thí nghiệm trong dạy và học Vật lý 6 - Lê Thị Bích Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_thi_nghiem_trong_day_va_ho.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng thí nghiệm trong dạy và học Vật lý 6 - Lê Thị Bích Hạnh

  1. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA TRI TRƯỜNG THCS AN NGÃI TRUNG === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY VÀ HỌC VẬT LÝ 6 Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Vật Lý Họ và tên người thực hiện: Lê Thị Bích Hạnh Chức vụ: Giáo viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn: Lý – Công Nghệ - Thể Dục An Ngãi Trung, tháng 05/2013 Người thực hiện: Lê Thị Bích Hạnh Trang 1
  2. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6 môn vật lý đối với các em là hoàn toàn mới lạ. Vì vậy việc rèn cho học sinh lớp đầu cấp trung học cơ sở một số kỹ năng cần thiết để làm phương tiện tiếp nhận kiến thức môn vật lý là việc rất quan trọng, nó có tính quyết định phương pháp học tập bộ môn của các em về sau này, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng học bộ môn Vật lý ở bậc trung học cơ sở. Vì lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài : “Một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6” để nghiên cứu, vận dụng vào giảng dạy. III. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng: Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trong phạm vi các bài học trong chương trình vật lý lớp 6 đối với học sinh ở vùng nông thôn tại trường THCS An Ngãi Trung – Huyện Ba Tri – Tỉnh Bến Tre. IV. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài : Học sinh có được một số kĩ năng cần thiết để làm thí nghiệm vật lý, từ đó nắm được kiến thức trong chương trình vật lý THCS một cách chủ động. Phát huy nổ lực cá nhân của mỗi học sinh trong hoạt động học tập hợp tác, có kỹ năng làm việc nhóm, bước đầu biết cách tổ chức hoạt động nhóm Thông qua các hoạt động học tập học sinh có thể tự chiếm lĩnh kiến thức theo mục tiêu bài học mà giáo viên đã xác định. Điểm mới trong nội dung nghiên cứu này là việc “Khai thác kiến thức của học sinh để tạo ra các hoạt động học tập tích cực cho chính các em”. V. Phương pháp nghiên cứu : a) Về lí luận: Nắm vững bản chất, thực hiện đúng qui trình của các phương pháp đặc trưng bộ môn vật lý như: thí nghiệm, thực nghiệm, dạy các hiện tượng, dạy các khái niệm, dạy các đại lượng và dạy các định luật vật lý. Chú trọng các ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp để bổ sung lẫn nhau sao cho phù hợp với đặc điểm của đối tượng học sinh. Người thực hiện: Lê Thị Bích Hạnh Trang 3
  3. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6 PHẦN NỘI DUNG I. Tổng quan các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: a) Về kiến thức giảng dạy của chương trình. Chương trình Vật lý lớp 6 học sinh được học 2 phần lớn là cơ học và nhiệt học. a.1- Chương cơ học: - Về kiến thức: Học sinh chủ yếu chỉ học khái niệm về các đại lượng vật lý, cách đo đạc chúng, một số máy cơ đơn giản và cách vận dụng chúng vào thực tiễn đời sống. - Về kĩ năng: Học sinh được hình thành và rèn luyện các kĩ năng chủ yếu là: sử dụng các dụng cụ đo lường để đo được một số đại lượng vật lý phổ biến, kĩ năng quan sát, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng làm thí nghiệm vật lý, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng vật lý trong đời sống hàng ngày có liên quan. a.2 – Chương nhiệt học: - Về kiến thức: Học sinh được học các hiện tượng về nhiệt cơ bản thường gặp trong đời sống. - Về kĩ năng: Học sinh biết quan sát hiện tượng, đề xuất phương án thí nghiệm và làm thí nghiệm, vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng. b) Về phương pháp và hình thức dạy dạy học: Sử dụng các phương pháp đặc trưng bô môn vật lý như: thí nghiệm, thực nghiệm, phương pháp dạy các hiện tượng, dạy các khái niệm, dạy các đại lượng và dạy các định luật vật lý, dạy cách sử dụng các dụng cụ do lường các đại lượng vật lý thường gặp. Hình thức dạy học chủ yếu đối với học sinh lớp 6 trong chương trình vật lý là hình thức học tập theo nhóm, đặc biệt đối với các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm. Vai trò chủ yếu của người giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo và phán xét. Người thực hiện: Lê Thị Bích Hạnh Trang 5
  4. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6 thập, xử lí, thông tin khi làm thí nghiệm. Đặc biệt chưa biết cách vận dụng kiến thức bài học vào việc giải thích những vấn đề cuộc sống. 3- Đối với kiến thức của chương trình vật lý lớp 6. Về những kiến thức học tập trong chương trình lớp 6 rất quen thuộc đối với học sinh, nội dung kiến thức trong chương trình không nhiều nhưng yêu cầu vận dụng thì đa dạng, yêu cầu về phương pháp học tập thì quá mới, đòi hỏi học sinh phải được trang bị một số kỹ năng hoàn toàn mới để nghiên cứu khoa học. Hầu hết các bài học trong sách giáo khoa vật lý 6 đều có nội dung ghi nhớ được rút ra từ kết quả thí nghiệm. Tuy phương thức tổ chức đưa thí nghiệm vào tiến trình mỗi bài rất khác nhau, nhưng việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm ở các bài đều có thể rèn cho học sinh đạt được các kĩ năng bộ môn. III. Các biện pháp đã tiến hanh để giải quyết vấn đề : 1 – Các giải pháp trong xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn. ✓ Đọc và nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức của chương trình, dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn để xác định mục tiêu của chương trình, của từng chương và của từng bài. ✓ Trong các kế hoạch cần định kì thời gian và phương án cụ thể tổ chức các thí nghiệm cho từng phần. ✓ Rà soát lại những thiết bị, những đồ dùng dạy học cho từng chương, từng bài để kịp thời bổ sung ngay từ đầu năm học. ✓ Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với nội dung bài, xây dựng những tình huống dẫn bài và những ví dụ minh họa. ✓ Lựa chọn những nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường, về sử dụng tiêt kiệm năng lượng và hiệu quả vì đây là một đặc trưng cơ bản của bộ môn vật lý. ✓ Lựa chọn những bài có thể dạy bằng các phương tiện công nghệ thông tin để tập trung khai thác nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề năm học. Sưu tầm trên Internet những tư liệu minh họa cho các bài dạy trong chương trình. Người thực hiện: Lê Thị Bích Hạnh Trang 7
  5. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6 a) Các biện pháp để rèn kĩ năng quan sát hiện tượng vật lý cho học sinh - Đặt câu hỏi, nêu tình huống nghiên cứu: Dựa vào hệ thống câu hỏi gây tình huống đã chuẩn bị trong kế hoạch giảng dạy bộ môn, tạo những bất ngờ, lôi cuốn học sinh vào vấn đề của bài học. - Yêu cầu học sinh chỉ ra những chi tiết cần quan sát: Trong mỗi hiện tượng hay thí nghiệm vật lý nêu ra giáo viên luôn phải yêu cầu học sinh quan sát theo đúng trình tự từ bao quát đi dần vào các chi tiết cần nghiên cứu, giải thích lý do vì sao phải quan sát chi tiết đó. Có thể giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng từ tranh ảnh sách giáo khoa để lập kế hoạch khám phá, cho học sinh tranh luận về vấn đề nầy nếu có thời gian. - Yêu cầu học sinh đề xuất phương án thí nghiệm: Sau khi học sinh quan sát hiện tượng vật lý mà giáo viên hay sách giáo khoa hướng dẫn, giáo viên cần yêu cầu học sinh thảo luận, trao đổi với nhau để nêu lên phương án thí nghiệm minh họa cho hiện tượng vừa quan sát. - Yêu cầu học sinh nêu dự đoán: Khích lệ học sinh nói lên cảm nhận, phát hiện của mình về vấn đề đặt ra, mạnh dạn đưa ra các dự đoán của cá nhân. Ví dụ 1: Dạy bài 19: Giáo viên nêu tình huống: Đổ nước đầy ấm rồi đem đun. Nêu yêu cầu: o Dự đoán khi đun nóng thì điều gì sẽ xảy ra với ấm nước đó? (nước tràn ra ngoài) o Vì sao nước sẽ tràn ra khi nóng lên? (mực nước trong ấm dâng lên khi nước bị đun nóng) o Để dễ quan sát hiện tượng đó ta có thể thí nghiệm với những dụng cụ nào? Thí nghiệm như thế nào? (bình thủy tinh, đèn cồn, nước có màu để dễ nhìn thấy, không đổ đầy bình . . .) o Dự đoán khi nước nóng lên điều gì sẽ xảy ra ? (mực nước trong bình dâng lên) Người thực hiện: Lê Thị Bích Hạnh Trang 9
  6. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6 Bước 1: Đo trọng lượng F1 Bước 2 : Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn) Bước 3 : Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng vừa) Bước 4 : Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng nhỏ) Làm thế nào để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng trong các lần đo. Học sinh có thể đưa ra các phương án: Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng, hoặc giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. Giáo viên thống nhất chọn 1 phương án cho học sinh tiến hành thí nghiệm. Các nhóm nhận dụng cụ, phân công làm thí nghiệm. Ví dụ: Khi dạy bài “Sự bay hơi và Sự ngưng tụ” Sau khi cho học sinh biết những yếu tố ảnh hưởng đến sự bay, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh nêu một phương án thí nghiệm để kiểm tra tác động của nhiệt độ lên tốc độ bay hơi? Cho học sinh thực hiện thí nghiệm theo phương án thống nhất mà các em chọn, quan sát hiện tượng xảy ra, ghi nhận kết quả. Hoặc khi dạy bài 19 : Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1,19.2 để lựa chọn và tìm hiểu đầy đủ chức năng của từng thí nghiệm. Thảo luận về các bước tiến hành thí nghiệm, bố trí, lắp đặt dụng cụ thí nghiệm , thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn. Tất cả học sinh đều tham gia đề xuất, xây dựng phương án thí nghiệm, thực hiện phương án thí nghiệm, quan sát diễn biến, ghi nhận kết quả. Thông qua những hoạt động như thế này học sinh đã được hình thành dần dần kĩ năng sử dụng dụng cụ đo lường, kĩ năng lắp ráp, tiến hành thí nghiệm qua hệ thống nhiều bài học. c) Các biện pháp để rèn kĩ năng phân tích, xử lí thông tin từ kết quả thí nghiệm : Cần tập cho học sinh thói quen ghi kết quả thí nghiệm vào bảng thống kê dù thí nghiệm đơn giản cũng không nên bỏ qua bảng thống kê, thí nghiệm Người thực hiện: Lê Thị Bích Hạnh Trang 11
  7. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6 Tạo điều kiện cho từng cá nhân vận dụng kiến thức đã học để giải thích, góp phần củng cố kiến thức, tăng cường tính bền vững và độ sâu của kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy của học sinh. Ví dụ vận dụng kiến thức bài 18 : Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Yêu cầu học sinh giải thích: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? Hoặc vận dung kiến thức bài 19: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau để giải thích :Tại sao chai nước uống được đóng khá đầy còn chai rượu thì vơi? Hoặc vận dụng kiến thức bài 21 để giải thích: Tại sao chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray xe lửa có chừa 1 khe hở? Việc chuẩn bị tốt cho một bài dạy, xác định phương pháp phù hợp cùng với sự trợ giúp của giáo viên sẽ giúp cho sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh luôn nhịp nhàng đồng bộ trong quá trình lên lớp, tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức mới, gây hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Bài minh hoạ: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng I. Mục tiêu 1.Kiến thức: Học sinh nhận biết: - Thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 2.Kĩ năng: - Bước đầu đưa ra một số dự đoán về chất lỏng gặp nóng thì nở ra. - Làm được thí nghiệm hình19.2 sách giáo khoa theo phương án đề ra. - Mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết. - Giải thích một số hiện tượng đơn giản trong cuộc sống. 3.Thái độ: Rèn luyện tác phong cẩn thận, xây dựng thái độ, ý thức trách nhiệm trong hoạt động học tập. II.Chuẩn bị Người thực hiện: Lê Thị Bích Hạnh Trang 13