SKKN Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game

- Xã hội hiện đại, máy tính trở thành nhu cầu cần thiết cho cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Với thời đại công nghệ như hiện nay, máy tính ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó việc sử dụng máy tính để giải trí cũng được nâng cao hơn với nhiều hình thức hấp dẫn, thú vị, cuốn hút cả người lớn lẫn trẻ em qua các chương trình game offline (trò chơi được cài trên máy tính mà không cần sử dụng mạng internet) hoặc game online (trò chơi được cài trên máy tính có sử dụng mạng internet).
docx 6 trang lananh 04/03/2023 6200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_vai_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_4_5_nhan_thuc_dun.docx

Nội dung text: SKKN Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game. 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tin học 3. Mô tả bản chất sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Xã hội hiện đại, máy tính trở thành nhu cầu cần thiết cho cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Với thời đại công nghệ như hiện nay, máy tính ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó việc sử dụng máy tính để giải trí cũng được nâng cao hơn với nhiều hình thức hấp dẫn, thú vị, cuốn hút cả người lớn lẫn trẻ em qua các chương trình game offline (trò chơi được cài trên máy tính mà không cần sử dụng mạng internet) hoặc game online (trò chơi được cài trên máy tính có sử dụng mạng internet). - Game được biết đến với nhu cầu giải trí. Tuy nhiên, một số người lớn cũng như trẻ em vì quá lạm dụng việc chơi game nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tỷ lệ nghiện game gây ra tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao, nó đang là vấn nạn của xã hội ngày nay. Thời gian gần đây, trò chơi Pokemon đã du nhập vào đất nước ta tạo nên cơn sốt cho giới trẻ cũng như tất cả các thành phần trong xã hội. Nó gây ra không ít các vụ tai nạn thương tâm. Các cấp, các ngành đã nhanh chóng triển khai các công văn ngăn chặn cũng như tuyên truyền về tác hại của trò chơi này. Ngày 03 tháng 10 năm 2016, Sở GD&ĐT Bến Tre cũng đã có Công văn số 2468/SGD&ĐT-CTTT V/v Giáo dục, ngăn chặn trò chơi Pokemon và sử dụng tem có chứa chất ma túy. - Trẻ em được tiếp cận với game trên máy tính hoặc game trên điện thoại quá sớm. Và trong chương trình môn Tin học khối 3, 4, 5 các em cũng được làm quen với một số trò chơi như: Mario, Blocks, Sticks, Dots, the Monkey eyes, Để các em có nhận thức đúng về lợi ích và tác hại của game ngay từ khi mới làm quen với máy tính cũng như được học và chơi các trò chơi trên máy tính rèn luyện các kỹ năng sử dụng chuột, bàn phím thì việc lồng ghép giáo dục của giáo viên vào trong tiết tin học là điều hết sức cần thiết. * Ưu điểm: - 1 -
  2. - Tạo cho học sinh sự hứng thú, yêu thích môn học hơn khi được trãi nghiệm thêm nhiều phần mềm giáo dục có ích. b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp Sáng kiến này chúng tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm về Một số biện pháp giúp học sinh khối 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game từ đó giúp các em biết chọn những game phù hợp để giải trí, phát triển tư duy sáng tạo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho mình và kết quả học tập. b.2 Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: - Vấn đề học sinh chơi game nhiều chưa giải quyết được cũng do nguyên nhân chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường : nhà trường - gia đình- xã hội, ở trường giáo viên chỉ nhắc nhở qua loa. Chưa cho học sinh nhận thấy được về lợi ích và tác hại của game. - Để giải quyết có hiệu quả vấn đề này giáo viên phải giúp học sinh nhận thức đúng đắn về lợi ích cũng như tác hại của game. Từ đó giúp các em có thể lựa chọn được những trò chơi hữu ích để giải trí, đồng thời biết cách tránh xa các trò chơi có hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình cũng như ảnh hưởng đến những người xung quanh. - Nâng cao việc giải trí bằng game để rèn luyện trí tuệ (trò chơi Dots, Blocks, Luyện chuột, ), rèn luyện các kĩ năng sử dụng chuột, bàn phím góp phần làm nền tảng ban đầu cho việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào cuộc sống sau này. - Quan trọng hơn là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: nhà trường – gia đình- xã hội để từng bước giáo dục các em. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: - Ghi nhận qua quá trình giảng dạy môn Tin học - Tình hình học sinh đang nghiện game hiện nay b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến: 1. Về phía học sinh - Đối với học sinh nghiện game: Cần xây dựng cho mình một thời gian biểu khoa học và hợp lý, tích cực tham gia những hoạt động ngoại khóa, văn nghệ. Xỏa bỏ những thành quả đã đạt được trong quá trình chơi game. Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ những vấn đề khó khăn trong cuộc sống với cha mẹ, bạn bè và thầy cô - Phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhà hay tham gia hoạt động ngoại khóa trong những thời gian rảnh trước đó bạn dùng để chơi game. - Với những bạn học sinh không nghiện game, cần tạo mối quan hệ thân thiện với những bạn nghiện game để động viên, chia sẻ và giúp đỡ các bạn hòa nhập. Xây dựng phong trào cùng nhau học tập, động viên các bạn tích cực tham - 3 -
  3. 2.5. Giáo dục một số kỹ năng sống thường gặp cho các em để các em có thể tự phòng tránh những tệ nạn + Kỹ năng chống lại những áp lực tiêu cực + Kỹ năng giao tiếp + Kỹ năng đàm phán + Kỹ năng đối phó cảm xúc tiêu cực + Kỹ năng ra quyết định + Kỹ năng từ chối. 2.6. Nhà trường, Đoàn, Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tăng cường giáo dục các em về tác hại của game, niêm yết các quy đinh trên bảng tin cho học sinh tham khảo. Dán nghị định 75/2010/NĐ – CP Điều19 3. Về phía gia đình: - Giao cho các em các bài tập và học bài ngày kế tiếp chỉ cho các em giải trí khi đã hoàn thành công việc. - Giám sát việc học của các em ở nhà , quan tâm đến lịch học tâm tư tình cảm của các em. - Giành thời gian trò chuyện động viên khuyến khích các em (nên khen nhiều hơn chê). - Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiêm để nắm bắt kịp thời tình hình đạo đức, lối sống của con em mình từ đó có biện pháp uốn nắn kịp thời. 4. Về phía xã hội: - Đới với chính chính quyền địa phương phải thường xuyên kiếm tra các tiệm internet nhiều hơn nữa. Nghiêm khắc xử phạt những tiệm net không tuân theo theo điều 19 Nghị định 75 của Chính phủ. - Thường xuyên kết hợp với nhà trường để nắm bắt những học sinh có nguy cơ nghiện game để có biện pháp giáo dục ngay ở địa phương khi họp tổ dân phòng hàng tháng. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến chúng tôi nhận thấy có khả năng áp dụng cho tất cả học sinh ở trường Tiểu học trong và ngoài tỉnh. Qua một năm thực hiện sáng kiến chúng tôi đã thu được một số kết quả bước đầu đáng phấn khởi: hạn chế tình trạng nghiện game ở các lứa tuổi (đặc biệt là lứa tuổi học sinh cấp 2, cấp 3); góp phần giảm đi các tai nạn cũng như các tệ nạn xã hội đáng tiếc xảy ra hiện nay. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. - 5 -