SKKN Nâng cao uy tín lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

1. Tên sáng kiến: “Nâng cao uy tín lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Quản lý giáo dục.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề:

- Về thực trạng của vấn đề:

Đối với người cán bộ quản lý, muốn thực thi được chức trách của mình thì phải có uy tín. Chức vụ càng cao càng phải có uy tín. Không có uy tín thì khó thuyết phục, tập hợp, lãnh đạo người dưới quyền. Uy tín chính là điều kiện bảo đảm hiệu quả công tác của người lãnh đạo.

doc 14 trang lananh 17/03/2023 4060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao uy tín lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_uy_tin_lanh_dao_cua_doi_ngu_can_bo_quan_ly_tru.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao uy tín lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi) 1. Tên sáng kiến: “Nâng cao uy tín lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Quản lý giáo dục. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề: - Về thực trạng của vấn đề: Đối với người cán bộ quản lý, muốn thực thi được chức trách của mình thì phải có uy tín. Chức vụ càng cao càng phải có uy tín. Không có uy tín thì khó thuyết phục, tập hợp, lãnh đạo người dưới quyền. Uy tín chính là điều kiện bảo đảm hiệu quả công tác của người lãnh đạo. Hiện nay, bên cạnh những cán bộ quản lý vừa có “uy”, vừa có “tín”, xứng tầm với trọng trách được giao thì không ít người chưa hội đủ những tiêu chí cần và đủ của người lãnh đạo. Thay vì, họ phải luôn phấn đấu rèn luyện để có được chữ “tín” thì họ luôn sợ người dưới quyền đánh giá thấp về năng lực và phẩm chất của mình nên thường tự khoe khoang, thích thành tích, thích danh vọng, sợ trách nhiệm, thích những lời tâng bốc, tạo ra vây cánh để tăng thêm “uy tín ảo”. Để đưa ra những giải pháp mới, bản thân tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến qua các phiếu khảo sát và việc phỏng vấn đối tượng nghiên cứu ở 02 trường trung học cơ sở với tổng số là 75 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (xem phụ lục 1). Mục đích để có cơ sở khoa học, khách quan nhằm tìm hiểu uy tín của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở. Bản thân đã thu được kết quả từ việc khảo sát, điều tra xã hội học như sau: 1
  2. + Thứ sáu, về những nội dung cần quan tâm để nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ quản lý, kết quả thu được: có 100% ý kiến của cấp dưới cho rằng cần phải quan tâm đến tất cả các nội dung về bồi dưỡng năng lực chuyên môn, rèn luyện đạo đức lối sống, có bản lĩnh chính trị vững vàng (xem kết quả câu hỏi 6 phần phụ lục 2). Qua kết quả khảo sát cũng như thăm dò ý kiến của đối tượng nghiên cứu đã đưa đến nhận định: Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Ba Tri được sự tin tưởng, tín nhiệm cao của mọi người, nhưng vẫn còn một số ý kiến cho rằng: vấn đề uy tín phải được bồi dưỡng và hoàn thiện ở nhiều mặt khác nhau với nhiều nội dung và bằng nhiều giải pháp khác nhau. Song thực tế vẫn còn một số ý kiến đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý có uy tín chưa cao thể hiện qua kết quả khảo sát. Từ thực trạng trên, chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân về thực trạng của vấn đề để có cơ sở đưa ra giải pháp thiết thực về việc nâng cao uy tín lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở ở huyện Ba Tri. - Về nguyên nhân thực trạng: + Nguyên chủ quan: Trong công việc, một số cán bộ quản lý chưa thật sự rèn luyện đạo đức một cách nghiêm túc, không tự giác học tập để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu trong tình hình mới. Một bộ phận cán bộ quản lý còn thể hiện cái tôi quá nhiều, chủ nghĩa cá nhân là trên hết, không lắng nghe ý kiến cấp dưới, từ đó chủ quan trong công việc nên hiệu quả công việc chưa cao. Thiếu gương mẫu trong lối sống là một trong những nguyên nhân còn xuất hiện trong một số cán bộ quản lý hiện nay như: gặp việc khó khăn là chùn bước, mắc sai lầm khuyết điểm nhưng không dám nhận lỗi. + Nguyên nhân khách quan: Công tác tự phê bình và phê bình ở một số cơ quan, đơn vị nhìn chung chưa thật sự nghiêm túc, đôi khi thực hiện còn mang tính hình thức, cấp dưới không dám nhận xét cấp trên, còn có sự nể nang, sợ bị trù dập, chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình dẫn đến một số cán bộ quản 3
  3. - Nội dung giải pháp: Xây dựng uy tín đối với người lãnh đạo quản lý là việc rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt toàn Đảng, toàn dân ta đang tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì những phẩm chất như: chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn càng được coi trọng, bởi đó là nền tảng để tạo nên nhân cách của một người lãnh đạo quản lý có uy tín thực sự. Người cán bộ quản lý giáo dục là người đứng đầu của một tổ chức, là người chỉ huy, điều khiển, định hướng mọi hoạt động của đơn vị cho nên họ cần phải có uy tín. Uy tín không phải là tự nhiên mà có mà cần phải thường xuyên rèn luyện, xây dựng và củng cố. Để có được uy, người cán bộ quản lý giáo dục phải luôn luôn phấn đấu để hoàn thiện nhân cách của mình, có nghĩa là phải hội tụ đủ hai yếu tố đức và tài. Bác Hồ đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Từ những nhận định trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao uy tín lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở ở huyện Ba Tri như sau: * Giải pháp 1: Mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải kiên trì phấn đấu và hoàn thiện nhân cách: - Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn thử thách: + Người cán bộ quản lý giáo dục phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có bản lĩnh và kiên định trong công việc được giao. + Có ý chí và có khả năng làm giàu cho tập thể, xã hội và bản thân. + Lấy lợi ích tập thể đặt trên lợi ích của cá nhân, làm việc vì mục tiêu chung. + Có khả năng tự hoàn thiện, tự quản lý, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân. 5
  4. Bác Hồ: Người lãnh đạo phải có đức, không có đức thì giỏi mấy cũng không lãnh đạo được ai. Đây cũng là một trong những phẩm chất cần thiết để tạo dựng uy tín người cán bộ quản lý, đồng thời cũng là nguyên nhân góp phần tạo dựng, nâng cao uy tín hoặc khi nó mất đi thì đây cũng là nguyên nhân làm giảm sút uy tín. Người cán bộ quản lý giáo dục cần phải có năng lực trong điều hành quản lý, yếu tố này rất quan trọng trong việc tạo dựng uy tín của người cán bộ quản lý. Vì đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tạo dựng uy tín bền vững hay không. - Mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải kiên trì phấn đấu và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách cá nhân của mình. Bởi sự tín nhiệm của quần chúng, cấp dưới đối với người cán bộ quản lý không phải tự nhiên mà có. Muốn có sự tín nhiệm, niềm tin ở mọi người thì người lãnh đạo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng * Giải pháp 2: Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phải có khát vọng và ý chí vươn lên làm việc để phục vụ con người và xã hội: Khát vọng và ý chí làm việc, tinh thần cầu tiến là động lực rất lớn thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động của người cán bộ quản lý giáo dục. Chính từ sự tích cực hoạt động, cần cù, chịu khó; sống có tình có nghĩa, khiêm tốn, tự trọng và tự tin, giàu lòng nhân ái, có tâm hồn cao thượng; lấy công bằng làm gốc, lấy điều thiện làm ngọn; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung; luôn hành động có nguyên tắc, có kế hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ mà uy tín của người cán bộ quản lý giáo dục được xây dựng, củng cố và ngày càng được nâng lên, luôn được sự tín nhiệm, đánh giá cao của cấp quản lý. * Giải pháp 3: Phải thường xuyên tự kiểm tra, tự phê bình nghiêm túc trong tập thể: Thường xuyên tự kiểm tra, tự phê bình nghiêm túc để tìm ra ưu, khuyết điểm của bản thân là vấn đề quan trọng đối với người cán bộ quản lý giáo dục. Biết tự nhận xét về mình, nhìn mình qua sự nhận xét của người khác. 7
  5. cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. * Giải pháp 6: Trong việc tạo dựng và nâng cao uy tín của người cán bộ quản lý giáo dục cần lưu ý những yêu cầu sau: Không coi uy tín là mục đích cuối cùng mà chỉ nên coi đó là phương tiện cần thiết để đạt được mục tiêu của hoạt động quản lý giáo dục. Uy tín của người cán bộ quản lý giáo dục phải được tạo dựng, nâng cao trong suốt quá trình hoạt động. Khi đã có uy tín mà người cán bộ quản lý xao lãng việc củng cố uy tín của mình thì uy tín dễ bị mai một, giảm sút. Phải gắn việc xây dựng, nâng cao uy tín của cá nhân người cán bộ quản lý giáo dục với uy tín của tập thể, của tổ chức. Đây là việc làm vô cùng quan trọng mà người lãnh đạo phải đặc biệt quan tâm. * Tóm lại: Vấn đề uy tín là vấn đề rất quan trọng đối với người cán bộ quản lý giáo dục nói riêng và lãnh đạo - quản lý nói chung. Người cán bộ quản lý giáo dục có uy tín thực sự mới có thể lãnh đạo tập thể, đơn vị thực hiện nhiệm vụ của mình đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, họ phải có được các phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao và phải luôn phấn đấu rèn luyện không ngừng về mọi mặt. Những ai có khát vọng và ý chí muốn trở thành người cán bộ quản lý đúng nghĩa với mục đích phục vụ tốt cho mọi người thì phải quyết tâm rèn luyện và nâng cao uy tín của mình một cách thực sự. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh rằng, Bác Hồ đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đấy cũng là công việc phải làm kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến có thể áp dụng và triển khai nhân rộng đối với công tác quản lý giáo dục trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 9
  6. Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC Để có được thêm thông tin về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở đơn vị. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây: (Bằng cách khoanh tròn vào những nội dung mà đồng chí lựa chọn). Câu 1: Theo đồng chí, uy tín của người cán bộ quản lý có vai trò như thế nào đối với đội ngũ CB-GV-NV và quần chúng hiện nay? a) Rất quan trọng b) Quan trọng c) Bình thường d) Không quan trọng. Câu 2: Để đánh giá uy tín của đội ngũ cán bộ quản lý ở đơn vị hiện nay, theo đồng chí cần chú ý những phẩm chất nào sau đây? a) Phẩm chất chính trị, tư tưởng b) Đạo đức tư cách, lối sống c) Năng lực của cán bộ d) Cả 3 nội dung trên. Câu 3: Để tạo nên uy tín lãnh đạo, theo đồng chí cần phải quan tâm đến những yếu tố nào sau đây? a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng b) Có trình độ chuyên môn cao c) Có năng lực hoạt động thực tiễn d) Có phẩm chất đạo đức trong sáng e) Biết đoàn kết, quy tụ lực lượng f) Cả 5 yều tố trên. 11