SKKN Thực trạng và giải pháp tư vấn tâm lý học đường cho học sinh lớp 8 trường THCS Phú Ngãi, Huyện Ba Tri

Việc tư vấn tâm lý học sinh ở các trường trung học cơ sở là vấn đề thiết yếu, vì ở lứa tuổi vị thành niên các em phải chịu những tác động rất lớn và những biến đổi phức tạp về tâm sinh lý sức khỏe, về nhận thức nên các em thường có những rắc rối, khó khăn về nội tại cơ thể do sự phát triển sinh lý cơ thể và những thay đổi về nhận thức, tình cảm và những tâm sự riêng tư rất phức tạp của từng cá nhân học sinh trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, ông bà và mọi người xung quanh bởi các em bước đầu phát triển về nhận thức và tình cảm ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào cá nhân và hoàn cảnh của mỗi em.
doc 15 trang lananh 17/03/2023 5040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thực trạng và giải pháp tư vấn tâm lý học đường cho học sinh lớp 8 trường THCS Phú Ngãi, Huyện Ba Tri", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_thuc_trang_va_giai_phap_tu_van_tam_ly_hoc_duong_cho_hoc.doc

Nội dung text: SKKN Thực trạng và giải pháp tư vấn tâm lý học đường cho học sinh lớp 8 trường THCS Phú Ngãi, Huyện Ba Tri

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . 1. Tên sáng kiến: “Thực trạng và giải pháp tư vấn tâm lý học đường cho học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Phú Ngãi, Huyện Ba Tri năm học 2012-2013”. 2. Lĩnh vực áp dụng: Quản lý trường học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1Tình trạng giải pháp đã biết: Việc tư vấn tâm lý học sinh ở các trường trung học cơ sở là vấn đề thiết yếu, vì ở lứa tuổi vị thành niên các em phải chịu những tác động rất lớn và những biến đổi phức tạp về tâm sinh lý sức khỏe, về nhận thức nên các em thường có những rắc rối, khó khăn về nội tại cơ thể do sự phát triển sinh lý cơ thể và những thay đổi về nhận thức, tình cảm và những tâm sự riêng tư rất phức tạp của từng cá nhân học sinh trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, ông bà và mọi người xung quanh bởi các em bước đầu phát triển về nhận thức và tình cảm ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào cá nhân và hoàn cảnh của mỗi em. Trước đây, việc tư vấn tâm lý học sinh chưa được đặt ra và quan tâm đúng mức nên đã ảnh hưởng xấu đến việc học tập, nhận thức, tình cảm ngay cả tính mạng của học sinh khi các em bị mất niềm tin hay nhận thức sai lệch, hoặc suy nghĩ thiếu chính chắn; các em đã đánh mất cả tương lai, cuộc đời như là chán nản, trầm cảm, tự ý bỏ học, bi quan, mặc cảm, thậm chí có trường hợp tự tử khi các em gặp khó khăn mà không được tư vấn, giúp đỡ, động viên, chia sẻ kịp thời, đúng lúc. Các vấn đề đáng tiếc nêu trên đã xảy ra rất phổ biến ở lứa tuổi học sinh với những hậu quả tiêu cực đã làm cho các người làm công tác quản lý giáo dục, giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường mất nhiều thời gian, công sức và nhức nhói. Hiện nay, việc tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường về “ Công tác tư vấn tâm lý học đường” được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra đáp ứng được yêu cầu thực tế, khách quan xã hội hiện nay với 1
  2. gia đình và các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội của học sinh khối 8 nhằm giúp chúng tôi tìm ra nguyên nhân để có giải pháp tư vấn hợp lý. + Tư vấn nhằm uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, đúng lúc những nhận thức sai lệch, những suy nghĩ thiếu chính chắn và khắc phục những khó khăn về cá nhân và hoàn cảnh gia đình của học sinh, góp phần ngăn chặn nguy cơ bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Bản chất của giải pháp: Là qua việc tư vấn, động viên, chia sẻ, giúp đỡ đã góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục học sinh trung học cơ sở, nhằm khắc phục được những khó khăn, giải quyết các vấn đề nan giải học sinh khối 8 của trường trung học cơ sở. - Điều cốt yếu trong việc cải tiến nầy: Là đã thực hiện việc khảo sát, điều tra thực tế tổng thể học sinh khối 8 trong trường trung học cơ sở Phú Ngãi, về các mặt tâm sinh lý sức khỏe, về nhận thức, về hoàn cảnh gia đình đã thu nhận được những thông tin cần thiết, quý báu, sát với thực tiễn, giúp tôi phát hiện “ Các tình huống có vấn đề” làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp tư vấn hợp lý, có hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề nan giải, khắc phục những khó khăn và ngăn chặn nguy cơ bỏ học của học sinh đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. - Nôi dung sáng kiến: + Tính mới của giải pháp là: Qua khảo sát, điều tra thực tế, sáng kiến đã phát hiện được “Các tình huống có vấn đề” tìm ra giải pháp hợp lý khắc phục những khó khăn của học sinh khối lớp 8, về mặt nhận thức, về tâm sinh lý sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình, xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả, góp phần chia sẻ, động viên, uốn nắn kịp thời những nhận thức sai lệch, những suy nghĩ thiếu chính chắn cùng những rắc rói, phức tạp về hoàn cảnh gia đình của học sinh do hậu quả của cha mẹ ly hôn hoặc cách giáo dục bằng “la mắng” hay “đòn roi” gây phản cảm đối với các em. Đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết yếu của người làm công tác quản lý giáo dục. 3
  3. - Đối với học sinh bị áp lực tâm lý, thấy mệt, bồn chồn, không vui, chán nản sợ thi không đỗ đạt lúc nào vào lớp cũng thấy buồn, tại sao em càng cố gắng càng bị tụt xuống , em ngu hay sao mà học như vậy?. Cần động viên, chia sẻ, hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập cụ thể như: + Cách học bài “không học vẹt” học phải hiểu và nắm vững kiến thức, chia thời gian học tập hợp lý. + Cách làm bài đối với đề tự luận: Phải đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề, xác định đúng trọng tâm của vấn đề, câu dễ làm trước, phân bố thời gian hợp lý cho mỗi câu vv. + Cách làm bài đối với đề trắc nghiệm: Phải đọc lướt nhanh, dễ làm trước, khó làm sau; đảm bảo tính chính xác về kiến thức và thời gian. + Gợi mở, phân tích, để các em thấy rằng phải chủ động học bài trước, không để “ Nước tớí chân mới nhảy” đợi tới thi hoặc kiểm tra mới học sẽ không có kết quả tốt, đừng quá lo lắng làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe. + Thành lập nhóm bạn học tập, giúp đỡ trao đổi nhau trong hoc tập. 1.3- Nhóm vấn đề nhận thức Đối với các em có nhận thức sai lệch, thiếu chính chắn như: - Tại sao phải học tiếng Anh? Học để làm gì? Tại sao phải thi? Nếu không thi thì sao? - Tại sao tiết sinh hoạt cờ, sinh hoạt lớp chủ nhiệm. Ban giám hiệu, cô chủ nhiệm và các em sao không ngồi lại kể chuyện vui đùa, hài hước với nhau mà toàn là những lời phán trách sau 6 ngày học tập mệt mỏi? - Em không muốn tiền rời khỏi túi để đóng “Qũy đội”. Cần thông qua tiết dạy tiếng Anh, tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội giáo viên lồng vào câu hỏi thảo luận giúp các em tự nhận thức được các vấn đề nêu trên, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với tổ chức Đoàn - Đội và ý thức được lợi ích của việc học tập đối với nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của các em. Đặc biệt môn ngoại ngữ tiếng Anh, nhất là trong thời kỳ đất nước ta mở cửa, hội nhập và quốc tế hóa nó không những giúp ích cho học sinh học tập, nghiên cứu mà còn là phương tiện giao tiếp với các nước khác trên nhiều lĩnh 5
  4. sở trong tỉnh và giới thiệu cho các trường Trung học cơ sở ngoài tỉnh tham khảo, vận dụng tùy theo điều kiện sẽ góp phần giải quyết những khó khăn của học sinh về mặt tâm sinh lý sức khỏe, về vấn đề nhận thức, về hoàn cảnh gia đình và các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội, đồng thời cũng ngăn chặn nguy cơ bỏ học của học sinh một cách có hiệu quả. 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Khi áp dụng sáng kiến bằng những kiểm nghiệm qua khảo sát nhận thấy: - Về xếp loại hạnh kiểm và kết quả học tập các em có tiến bộ hơn so với năm học trước (xem phụ lục 2 ). - Các nhóm đối tượng học sinh theo từng tình huống có vấn đề đã được chia sẻ, động viên, uốn nắn kịp thời, đúng lúc giúp các em đã nhận thức đúng, phân biệt đúng, sai, thấy rõ được trách nhiệm và lợi ích bản thân trong học tập, trong tổ chức Đoàn - Đội và nghề nghiệp tương lai, khắc phục những khó khăn về hoàn cảnh gia đình, rèn luyện kỹ năng sống, biết tự lập, cố gắng học tập để tự thân lập nghiệp. Các em đã nỗ lực học tập, tiến bộ không ngừng và ngăn chặn được nguy cơ bỏ học góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. - Qua khảo sát, điều tra và phát hiện các tình huống có vấn đề đã giúp Ban giám hiệu và giáo viên tư vấn (giáo viên chủ nhiệm) càng hiểu sâu sắc những tâm tư và cảm xúc của các em. Những nhận thức sai lệch, và những suy nghĩ thiếu chính chắn, những lời trách hờn cha mẹ, ông bà rất chân thật, ngây ngô do cách giáo dục bằng “đòn roi” hay những lời nói nặng nề “khó nghe” đã gieo vào đầu các em những phản cảm, vô hiệu quả giáo dục đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe – tâm lý – tình cảm của các em. Có tìm hiểu, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, những buồn tũi, trách hờn của các em, chúng ta mới tìm được nguyên nhân và đề ra giải pháp hợp lý đúng đắn để giáo dục các em theo hướng tích cực nhất. Vì vậy, các em như có chỗ dựa về tinh thần, có thêm sức mạnh của niềm tin để vượt qua những trở ngại của chính mình. - Vì vậy, muốn đạt được kết quả giáo dục tốt, giáo viên tư vấn cần phải gần gũi, thân tình, cởi mở để tạo niềm tin, mới khám phá được những bí mật mà các 7
  5. Phụ lục 1. Bảng phân nhóm các tình huống có vấn đề cần được tư vấn của học sinh khối 8 trường THCS Phú Ngãi năm học 2012 – 2013. Nhóm Họ Và Tên Lớp Tình Huống - Kinh tế khó khăn, em không muốn 1. Huỳnh Thị Bé Tâm 81 tiền rời khỏi túi để đóng “Quỹ đội” - Không học được môn tiếng Anh. Vấn đề nhận thức 1, 2, 3 Tại sao phải học tiếng Anh và học 2. Nguyễn Lý Huỳnh 85 để làm gì? - Tại sao phải thi? Thi để làm gì? Nếu không thi thì ra sao? - Không vui vì tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt cờ, không kể chuyện vui 3. Trần Kiều Mỹ Hạnh 85 đùa, hài hước với nhau mà toàn là những lời phán trách sau 6 ngày học tập mệt mõi. - Lúc nào em cũng thấy mệt và bồn khỏe 4, 5 Tâm sinh lý sức chồn, không vui, chán nản. sợ học không đỗ đạt, lúc nào vào lớp cũng 4. Trần Thị Thúy Duy 81 thấy buồn, tại sao em càng cố gắng, càng bị tụt xuống em ngu hay sao mà học như vậy? - Em không được tự tin về vóc dáng 5. Huỳnh Thị Ngọc Hân 85 và bị cận thị. Tình cảm gia đình - Bà nội hay la mắng em và em gái, em không thích bà nội vì những lần 6,7,8,9 6. Phạm Thị Mỹ Linh 85 bà đánh và những lời mắng mà em ghê sợ từ miệng bà. 7. Trần Kiều Mỹ Hạnh 85 - Em cảm thấy cha mẹ không có 9
  6. Phục lục 2 Bảng thống kê kết quả các tình huống có vấn đề sau khi được tư vấn của học sinh khối 8 trường THCS Phú Ngãi năm học 2012 – 2013. Nhóm Họ Và Tên Lớp Kết qủa Đã nhận thức được trách nhiệm và lợi ích của bản thân đối với tổ chức 1. Huỳnh Thị Bé Tâm 81 đội, đã đóng quỹ đội và tham gia các hoạt động Đội rất tích cực, đã được biểu dương dưới cờ. - Em đã hiểu và giải thích được lợi ích của việc học tập, thi cử đối với nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của các em, đặc biệt môn tiếng Anh, Vấn đề nhận thức 1, 2, 3 trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đất nước ta đang mở cửa, ngoại giao với các nước trên thế giới. Tiếng Anh không những giúp ích cho việc học tâp, nghiên cứu mà còn là 2. Nguyễn Lý Huỳnh 85 phương tiện giao tiếp trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, xã hội, ngoại giao, văn hóa, du lịch, giáo dục, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y học vv. Em đã nỗ lực, cố gắng học tập, thông qua nhóm bạn học tập đã giúp em học yếu môn tiếng Anh ở học kì I; sang học kỳ II được nâng lên học trung bình. Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên 3. Trần Kiều Mỹ Hạnh 85 đã đặt câu hỏi thảo luận giúp học 11