Tiểu luận: Kiểm tra, đánh giá theo hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận trong dạy học toán ở THCS

 

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập, xử lí thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến bộ hơn. Như vậy, đánh kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho học sinh sau một giai đoạn học lập. Các mục tiêu này thể hiện ở từng môn học cụ thể. Thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ thể hiện đuợc kết quả của quá trình giáo dục và đào tạo.

doc 24 trang lananh 15/03/2023 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận: Kiểm tra, đánh giá theo hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận trong dạy học toán ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctieu_luan_kiem_tra_danh_gia_theo_hinh_thuc_ket_hop_trac_nghi.doc

Nội dung text: Tiểu luận: Kiểm tra, đánh giá theo hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận trong dạy học toán ở THCS

  1. TIỂU LUẬN: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HÌNH THỨC KẾT HỢP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ TỰ LUẬN TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở THCS 1
  2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp cho giáo viên thu được những thông tin ngược từ học sinh. Đây là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh hoạt động của học sinh và hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh hoạt động học của bản thân mình. Giúp cho học sinh có cơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. Thông qua đánh giá tạo điều kiện cho học sinh tái hiện, chính xác hoá tri thức, hoàn thiện, khắc sâu những tri thức đã thu lượm đuợc. Đánh giá tri thức giúp cho học sinh củng cố, đào sâu, hệ thống hoá tri thức, rèn luyện kỉ năng, kỉ xảo vận dụng tri thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện một số phẩm chất tích cực cho học sinh (tính kỉ luật, tính tự giác và ý chí vươn lên trong học tập). Kiểm tra, đánh giá đuợc tiến hành đúng đắn sẽ củng cố cho học sinh tính kiên định, cẩn thận, tự tin vào khả năng của mình, tạo dư luận lành mạnh trong tập thể, tăng cường mối quan hệ thầy trò. Chính vì thế, việc lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy nâng chất lượng cho người dạy và học. Các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay thường được sử dụng trong dạy học môn Toán THCS là: Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút trở lên. Cách thức kiểm tra là bài tập dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. Trong dạy học toán nếu biết kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận sẽ phát huy được những ưu điểm đồng thời khắc phục những hạn chế thiếu sót của những hình thức này. 3
  3. a) - C/m : O· HA 900 Khi đó : O· HA O· BA O· CA 900 => A;B;H;O;C thuộc đường tròn đkính OA b) - C/m : AB AC »AB »AC ·AHB ·AHC c) Gọi K là giao điểm của OA và BC - C/m : Tứ giác OKIH nội tiếp => AKI AHO (g.g) - C/m : AI.AH = AK.AO = AB2 d) - AB R 3;OB R OA 2.R R 15 AH OA2 OH 2 2 AB2 3R2 2 15.R Nên : AI AH R 15 5 2 Ví dụ 2: Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về góc của đường tròn để chứng minh Câu hỏi: Cho đường tròn tâm O, từ điểm A nằm bên ngoài đường tròn ( O ), vẽ hai tiếp tuyến AB và AC với đường tròn ( B, C là hai tiếp điểm ). Kẻ dây CD song song với AB. Đường thẳng AD cắt đường tròn ( O ) tại E. a) Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp; b) Chứng tỏ AB2 = AE . AD c) Chứng minh ·AOC ·ACB và tam giác BDC cân; d) CE kéo dài cắt AB ở I. Chứng minh IA = IB. Đáp án 5
  4. b. Nhược điểm: - Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu. - Khó dùng để phát hiện ra yếu điểm của học sinh, ít phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi. Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu đúng, sai: - Câu nên những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải là những chi tiết vụn vặt, không quan trọng. - Câu nên trắc nghiệm khả năng lí giải, chứ không chỉ là trắc nghiệm trí nhớ. Càng không nên chép lại những câu trong tài liệu giảng dạy để tránh cho học sinh thuộc lòng sách máy móc mà không hiểu gì. - Trong một câu chỉ có một vấn đề trọng tâm hoặc một ý trọng tâm, không thể xuất hiện hai ý (phán đoán) hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai. - Tránh những điều chưa thống nhất. c. Ví dụ: Đánh dấu (x) vào ô mà bạn cho là đúng Câu 1: Đánh dấu “X” vào ô tương ứng: Câu hỏi Đúng Sai 1. Trong hai phân số có cùng mẫu, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. 2. Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. 3. Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta quy đồng mẫu hai phân số đó rồi so sánh các tử với nhau: phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. 4. . Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. 7
  5. Câu 5 Câu hỏi Đúng Sai 1. Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau. 2. Tam giác vuông có một góc bằng 450 là tam giác vuông cân. 3. Tam giác cân có một góc bằng 600 là tam giác đều. 4. Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân. 5. Tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác đều. Câu 6: Đánh dấu X vào ô tương ứng: Câu hỏi Đúng Sai 1 1 1. Nếu a > b thì a b 2 2 2. Nếu a > b thì 4 – 2a b thì 3a – 5 < 3b - 5 4. Nếu 4a < 3a thì a là số dương Câu 7: Khẳng định Đúng Sai A. Với a 0 ; b 0 , a.b = a. b B . Với mọi a , b R , a2.b2 = a 4 .b 4 C. Với mọi a , b R , b 4 .a 2 b 2 .a D . Với mọi a , b R , a3.b2 a.b. a 9
  6. - Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi. b. Nhược điểm: - Loại câu này khó soạn vì phải tìm được câu trả lời đúng nhất, trong khi các câu, các phương án còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lí. Thêm vào đó các câu hỏi phải đo được các mục tiêu mức năng lực nhận thức cao hơn mức biết , nhớ. - Các câu TNKQ nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL soạn kĩ. - Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi. c. Ví du: Câu hỏi nhiều lựa chọn có 2 thành phần: Thứ nhất là: Câu dẫn: Là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh yêu cầu học sinh phải chọn trong đáp án để thành câu hoàn chỉnh. Câu dẫn phải viết ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu tránh viết dài dòng gây mất thời gian khi học sinh đọc hoặc gây nhầm lẫn cho học sinh. Thứ hai là: Các phương án lựa chọn: Gồm một phương án đúng và có 3; 4 phương án gây nhiễu Ví dụ: (Câu dẫn) Khai phương tích 12.30.40 được: A. 1200 B. 120 C. 12 D. 240 (SGK Toán 9, tập 1 trang 15) 11
  7.  Khi viết loại câu hỏi nhiều lựa chọn cần chú ý những điểm sau: - Tránh có 2-3 câu trả lời đúng . - Tránh có phương án “Tất cả đều đúng”, “Tất cả đều sai”. Vì có 2 vấn đề khó: Trước tiên là học sinh dễ chọn đáp án là những câu này và trong quá trình trộn đề sẽ khó khăn vì các đáp án này có thể sẽ không nằm ở đáp án cuối cùng. Ví dụ (hình học 6): Cho điểm R nằm giữa hai điểm M và N. Trong các hệ thức sau hệ thức nào là đúng: M R N A. MR + RN = MN; B. RN = MN – RM; C. MR = MN – RN D. Cả ba câu A, B, C đều đúng. - Hạn chế loại phương án lựa chọn câu trả lời đúng nhất, vì câu hỏi này thường khó và cũng dễ gây khó khăn hoặc nhầm lẫn khi giáo viên ra đề . - Hạn chế cho học sinh lựa chọn phương án trả lời sai vì học sinh dễ nhầm lẫn. Nếu yêu cầu chọn phương án phủ định hoặc sai thì phải in đậm, gạch chân hoặc làm nổi rõ những từ đó ở câu dẫn. - Không nhắc lại các thông tin của câu dẫn trong mỗi câu lựa chọn. - Mặc định lựa chọn là A, B, C, D.  Một số sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ dạng câu hỏi nhiều lựa chọn: - Phương án gây nhiễu không học sinh nào bị mắc phải khi làm bài. - Có các phương án nhiễu phủ định nhau hoặc đồng nghĩa - Đáp án đúng mà học sinh nhìn vào là chọn được ngay ( Vì quá dễ) 13
  8. Câu 5: Hãy chọn khẳng định sai. Một tứ giác nội tiếp được nếu: A. Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện. B. Tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng 1800. C. Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc α. D. Tứ giác có tổng hai góc bằng 1800. Đáp án: D Câu 6 : Hãy chọn ra tứ giác nội tếp được đường tròn trong các tứ giác sau C D C D D C 130 D 80 B A   j 60 65 65 60 75 90 70 C A B B B A A (D) (A) (B) (C) Đáp án: B Câu 7 : Cho các hàm số: y = 0,5x ; y = 3x ; y = 5x ; y = -2x. Kết luận nào sau đây là sai: A. Các hàm số đã cho đều đồng biến B. Các hàm số đã cho đều xác định với mọi số thực x C. Đồ thị các hàm số đã cho đều là đường thẳng đi qua gốc tọa độ D. Đồ thị các hàm số đã cho đều cắt nhau tại điểm O (0; 0) Đáp án: A 3.Câu ghép đôi: Đòi hỏi học sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về ý nghĩa. Thường người ta thường cho số yếu tố ở cột bên trái không bằng số yếu tố ở cột bên phải, vì rằng khi số yếu tố ở cột hai phía bằng nhau thì hai yếu tố cuối cùng sẽ mặc nhiên được ghép với nhau mà không phải lựa chọn. Ưu điểm 15
  9. huyền bằng huyền. 5.Trong một tam giác vuông, tổng bình E. tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông bằng phương hai cạnh góc vuông. F. nửa diện tích của tam giác. Đáp án: 1-D; 2-A; 3-B; 4-E; 5-C. Câu 2: A B 1. Nếu tam giác có ba góc nhọn A. Thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên ngoài đường tròn. 2. Nếu tam giác có góc vuông B. Thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên trong đường tròn. 3. Nếu tam giác có góc tù C. Thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó là trung điểm của cạnh lớn nhất. D. Thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó là trung điểm của cạnh nhỏ nhất. Đáp án: 1 - B; 2 - C; 3 – A Câu 3: A B 1. Tập hợp các điểm có khoảng cách đến A. Là đường tròn tâm A bán kính điểm A cố định bằng 2cm 2cm. 2. Đường tròn tâm A bán kính 2cm gồm B. Có khoảng cách đến điểm A nhỏ tất cả những điểm hơn hoặc bắng 2cm. 17
  10. - Thiếu yếu tố khách quan khi chấm điểm, mất nhiều thời gian chấm, không áp dụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra, đánh giá. Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu điền khuyết: - Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách để khỏi khuyến khích học sinh học thuộc lòng. - Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không đoán mò, nên để trống những chữ quan trọng nhưng đừng quá nhiều. Ví dụ: Điển vào chỗ trống để được khẳng định đúng? Câu 1: Quan sát hình vẽ rồi điền vào chổ : Với ba điểm A, B, C thẳng hàng, khi đó: a/ Hai điểm . và . nằm cùng phía đối với điểm A. b/ Hai điểm . và . nằm cùng phía đối với điểm B. c/ Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm . d/ Điểm . nằm giữa hai điểm . và . Câu 2: Hãy điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp để hoàn thành nghĩa đúng các câu sau: a/ Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì . hai cạnh của góc. b/ Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng được gọi là của đoạn thẳng. c/ Nếu điểm M nằm giữa điểm A và điểm B thì . d/ Ba đường thẳng cắt nhau tạo thành . cặp góc đối đỉnh. Câu 3: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau để được khẳng định đúng: a/ Hình tạo bởi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là . b/ Điểm R bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của . 19