Trọng tâm kiến thức học kì 2 – Ngữ văn 8
I. Phần văn bản:
A. Các tác phẩm thơ hiện đại
1.Nhớ rừng
2.Ông đồ
3.Quê hương
4.Khi con tu hú
5.Tức cảnh Pác Bó
6.Ngắm trăng.
7.Đi đường
B. Các tác phẩm văn học trung đại
1.Chiếu dời đô
2.Hịch tướng sĩ
3.Nước Đại Việt ta
C. Các văn bản nghị luận
1Bàn luận về phép học.
2.Thuế máu.
3.Đi bộ ngao du.
4.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
* Yêu cầu:
- Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.
A. Các tác phẩm thơ hiện đại
1.Nhớ rừng
2.Ông đồ
3.Quê hương
4.Khi con tu hú
5.Tức cảnh Pác Bó
6.Ngắm trăng.
7.Đi đường
B. Các tác phẩm văn học trung đại
1.Chiếu dời đô
2.Hịch tướng sĩ
3.Nước Đại Việt ta
C. Các văn bản nghị luận
1Bàn luận về phép học.
2.Thuế máu.
3.Đi bộ ngao du.
4.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
* Yêu cầu:
- Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.
Bạn đang xem tài liệu "Trọng tâm kiến thức học kì 2 – Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- trong_tam_kien_thuc_hoc_ki_2_ngu_van_8.pdf
Nội dung text: Trọng tâm kiến thức học kì 2 – Ngữ văn 8
- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC HỌC KÌ 2 – NGỮ VĂN 8 I. Phần văn bản: A. Các tác phẩm thơ hiện đại 1.Nhớ rừng 2.Ông đồ 3.Quê hương 4.Khi con tu hú 5.Tức cảnh Pác Bó 6.Ngắm trăng. 7.Đi đường B. Các tác phẩm văn học trung đại 1.Chiếu dời đô 2.Hịch tướng sĩ 3.Nước Đại Việt ta C. Các văn bản nghị luận 1Bàn luận về phép học. 2.Thuế máu. 3.Đi bộ ngao du. 4.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục * Yêu cầu: - Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản. II. Tiếng Việt. 1. Kiểu câu. - Câu nghi vấn - Câu cầu khiến - Câu cảm thán - Câu trần thuật 2. Hành động nói 3. Hội thoại. 4. Lựa chọn trật tự từ trong câu. III. Tập làm văn 1.Văn thuyết minh 2.Văn nghị luận
- - Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. - Thể thơ: lục bát - Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm - Nội dung: lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. - Nghệ thuật: o Thể thơ lục bát giàu nhạc tính o Ngôn ngữ bình dị, giàu sức gợi 1.5. Tức cảnh Pác Bó - Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến trong nước. Sau khi trở về, Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: Bác sống trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng). Bài thơ được ra đời trong thời gian ấy. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm - Nội dung: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó - Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị pha giọng vui đùa, hóm hỉnh 1.6. Ngắm trăng (Vọng nguyệt) - Tác giả: Hồ Chí Minh - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm "Ngắm trăng" Bác viết về cuộc sống của Bác trong tù, tù túng và gian khổ. Khi sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trở của quốc tế cho cách mạng Việt Nam, Bác đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. - Bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù gồm 134 bài thơ, được Bác sáng tác trong hơn 1 năm ở tù. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - Phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm - Nội dung: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm - Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, hàm súc, giàu sức gợi. 2. Các tác phẩm văn học trung đại 2.1. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) - Tác giả: Lý Công Uẩn (974 - 1028)
- o Những câu văn biền ngẫu, sóng đôi tạo nhịp điệu o Hình ảnh so sánh gần gũi, giàu sức gợi hình. 2.3. Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo) - Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này. - Thể loại: Cáo o Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ o Thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết o Được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau - Nội dung: Có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ và chứng chứng cứ hùng hồn. 3. Các văn bản nghị luận 3.1. Bàn luận về phép học (Luận học pháp) -Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp - Hoàn cảnh sáng tác: Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1971 - Thể loại: Tấu o Một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng, thường mang yếu tố hài) o Có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn bền ngẫu - Phương thức biểu đạt: nghị luận - Nội dung: Nêu mục đích và phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. 3.2. Thuế máu - Tác giả: Nguyễn Ái Quốc - Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp
- o Có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; o Kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. 1.3. Câu cảm thán - Khái niệm: Những câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. - Dấu hiệu nhận biết: o Có những từ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, o Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than 1.4. Câu trần thuật - Khái miệm: Những câu dùng đề kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, - Dấu hiệu: Kết thúc bằng dấu chấm nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. - Kiểu câu cơ bản, được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. 1.5. Câu phủ định - Dấu hiệu: Có những từ phủ định như không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có), - Câu phủ định dùng để: o Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả) o Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ) 2. Hành động nói - Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định - Các kiểu hành động nói: o Hỏi o Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán, ) o Điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức, ) o Hứa hẹn o Bộc lộ cảm xúc - Cách thực hiện hành động nói o Cách dùng trực tiếp: Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó o Cách dùng gián tiếp: Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu khác, có chức năng chính không phù hợp với hành động đó. 3. Hội thoại
- 1.2. Dàn ý cho bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm), giới thiệu về một danh làm thắng cảnh a) Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) - Cần: o Người viết cần tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó o Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng - Dàn ý cho bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Mở bài: Giới thiệu khái quát về món đồ/ sản phẩm mà mình định thuyết minh Thân bài: o Nguyên liệu: Nêu rõ các nguyên, vật liệu, dụng cụ để có thể làm ra sản phẩm o Cách làm: Nêu các bước tiến hành một cách cụ thể, chi tiết; các điều kiện hoặc các lưu ý trong quá trình làm o Yêu cầu thành phẩm: Thế nào là một sản phẩm đạt yêu cầu? Kết bài: Nêu lợi ích của sản phẩm với con người b) Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Cần: o Người viết cần đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy. o Lời văn cần chính xác, biểu cảm - Dàn ý cho bài thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh định thuyết minh Thân bài: o Trình bày hiểu biết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc của danh lam thắng cảnh đó o Các đặc điểm của danh lam thắng cảnh (Có thể trình bàu theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó) o Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh đó với cuộc sống của con người Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển của nó trong tương lai. 2. Văn nghị luận 2.1. Tìm hiểu chung: - Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu trên báo chí - Văn nghị luận là văn được viết ra nhầm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó, muốn thế văn nghị luận phải có quan điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.