160 Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học THCS

Câu 1:  Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học , nguyên tố Fe ( Z = 26 ) thuộc nhóm :

A . VIB B. VIIIB C. IA D. IIA

Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm (thuộc nhóm IA) là :

A . 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 3: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm thổ (thuộc nhóm IIA) là :

A . 3 B. 1 C. 2 D. 4

Câu 4: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là :

A . R2O3 B. RO2 C. R2O D. RO

Câu 5: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là :

A . R2O B. RO2 C. R2O3 D. RO

Câu 6: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là :

A . Ca, Ba B. Na, Ba C. Sr, K D.Be, Al

Câu 7: Cho các kim loại : Na, Mg, Fe, Al kim loại nào có tính khử mạnh nhất là: 

A . Mg B. Fe C. Al D. Na

Câu 8: Cho các kim loại : Fe, K, Mg, Ag kim loại nào trong các kim loại trên có tính khử yếu nhất :

A . Fe B. Ag C. Mg D. K

Câu 9: Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái qua phải :

A . Al, Mg, Fe B. Fe, Mg, Al C. Mg, Fe, Al D. Fe, Al, Mg

Câu 10: Cho dãy các kim loại sau : Fe, W, Hg, Cu kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất :

A . W B. Cu C. Hg D. Fe
doc 11 trang lananh 18/03/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "160 Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc160_cau_hoi_trac_nghiem_hoa_hoc_thcs.doc

Nội dung text: 160 Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học THCS

  1. TRƯỜNG THCS NHUẬN PHÚ TÂN Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Thiệp 160 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC THCS Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học , nguyên tố Fe ( Z = 26 ) thuộc nhóm : A . VIB B. VIIIB C. IA D. IIA Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm (thuộc nhóm IA) là : A . 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 3: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm thổ (thuộc nhóm IIA) là : A . 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 4: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là : A . R2O3 B. RO2 C. R2O D. RO Câu 5: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là : A . R2O B. RO2 C. R2O3 D. RO Câu 6: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là : A . Ca, Ba B. Na, Ba C. Sr, K D.Be, Al Câu 7: Cho các kim loại : Na, Mg, Fe, Al kim loại nào có tính khử mạnh nhất là: A . Mg B. Fe C. Al D. Na Câu 8: Cho các kim loại : Fe, K, Mg, Ag kim loại nào trong các kim loại trên có tính khử yếu nhất : A . Fe B. Ag C. Mg D. K Câu 9: Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái qua phải : A . Al, Mg, Fe B. Fe, Mg, Al C. Mg, Fe, Al D. Fe, Al, Mg Câu 10: Cho dãy các kim loại sau : Fe, W, Hg, Cu kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất : A . W B. Cu C. Hg D. Fe Câu 11: Cho dãy các kim loại sau : Na, Al, W, Fe kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất : A . Fe B. W C. Al D. Na Câu 12: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là : A . Tính bazơ B. Tính khử C. Tính oxi hóa D. Tính axit Câu 13: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối Fe(III): A . Fe t/d với dd HCl B. Fe2O3 t/d với dd HCl C. Fe3O4 t/d với dd HCl D. Fe(OH)3 t/d với dd H2SO4 Câu 14 : Cho dãy các kim loại : K, Mg, Cu, Al số kim loại trong dãy phản ứng được với dd HCl: A . 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 15: Cặp chất không xảy ra phản ứng là: A . dd NaOH và Al2O3 B. dd AgNO3 và dd KCl C. K2O và H2O D. đ NaNO3 và dd MgCl2 Câu 16: Hai kim loại đều phản ứng với dd Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là : A . Fe và Al B. Al và Ag C. Fe và Au D. Fe và Ag Câu 17 : Cặp chất không xảy ra phản ứng là : A . Ag + Cu(NO3)2 B. Cu + Ag NO3 C. Zn + Fe(NO3)2 D. Fe + Cu(NO3)2 Câu 18: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch : A . HNO3 loãng B. H2SO4 loãng C. KOH D. HCl Câu 19: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dd HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dd muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là : A . Fe B. Mg C. Zn D. Al Câu 20: Hòa tan hỗn hợp 32g Cu và 16g Fe2O3 trong dd HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd A và chất rắn B không tan . Khối lượng muối tạo thành trong A là : A . 30,5 g B. 38,9 g C. 32,5 g D. Kết quả khác Câu 21: Cho hỗn hợp gồm : Fe3O4 : 0,1 mol và FeO : 0,1 mol ; Cu : 0,5 mol tác dụng với dd HCl dư thu được dd A và chất rắn B không tan. Cho A t/d với dd NaOH dư lọc kết tủa nung trong không khí thu được m(g) rắn. Giá trị m? A . 3,21 g B. 40 g C. 32,5 g D. 3,2 g Câu 21: Hỗn hợp X nặng 9g gồm Fe3O4 và Cu. Cho X vào dd HCl dư thấy còn 1,6g Cu không tan. Khối lượng Fe3O4 có trong X là : A . 5,8 g B. 2,32 g C. 3,48 g D. 7,4 g
  2. TRƯỜNG THCS NHUẬN PHÚ TÂN Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Thiệp Câu 39: Hòa tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa lượng axit dư cần 200ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M: A . Fe B. Al C. Mg D. Zn Câu 40: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi kết thúc thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là ? A . Fe B. Zn C. Ni D. Al Câu 41: Khử hoàn toàn m gam FexOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dd H2SO4 đặc, nóng(dư), thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) oxit MxOy là: A . Cr2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. CrO Câu 42: Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá? A. HCl+ AgNO3→ AgCl+ HNO3 B. 2HCl + Mg→ MgCl2+ H2 C. 8HCl + Fe3O4 →FeCl2 +2 FeCl3 +4H2O D. 4HCl + MnO2→ MnCl2+ Cl2 + 2H2O Câu 43. Phát biểu nào sau đây luôn đúng: A. Một chất có tính oxi hoá gặp một chất có tính khử, nhất thiết xảy ra phản ứng oxi hoá - khử. B. Một chất hoặc chỉ có tính oxi hoá hoặc chỉ có tính khử. C. Phản ứng có kim loại tham gia là phản ứng oxi hoá - khử. D. Phi kim luôn là chất oxi hoá trong phản ứng oxi hoá - khử. Câu 44: Lưu huỳnh trong SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với : A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. C. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4. D. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. Câu 45. Trong phản ứng oxi hóa - khử H2O có thể đóng vai trò là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. môi trường. D. cả A, B, C. Câu 46. Trong phương trình: Cu2S + HNO3  Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O, hệ số của HNO3 là A. 18. B. 22. C. 12. D. 10. Câu 47 : Có các chất khí: NO2, Cl2, CO2, SO2, SO3, HCl. Những chất khí khi tác dụng với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng oxi hoá- khử là: A. NO2 và Cl2 B. NO2, Cl2, CO2, SO2 C. CO2, SO2, SO3 D. CO2, SO2, SO3, HCl Câu 48: Cho phương trình phản ứng : FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O Hệ số cân bằng tối giản của FeSO4 là : A. 10 B. 8 C. 6 D. 2 Câu 49: Trong phản ứng : FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O Thì H2SO4 đóng vai trò : A. Môi trường. B. chất khử C. Chất oxi hóa D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường. Câu 50: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng: Fe3O4 + HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + H2O là A. 55 B. 20 C. 25 D. 50 Câu 51: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại A. bị khử B. bị oxi hoá C. cho proton D. nhận proton Câu 52: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + 5NO + H2O Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là A. 21. B. 19. C. 23. D. 25. Câu 53: Cho sơ đồ phản ứng:Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây? A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14. C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14. Câu 54: Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng:
  3. TRƯỜNG THCS NHUẬN PHÚ TÂN Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Thiệp Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng . Nguyên tố đó là: A. Ca B. Mg C. Fe D. Cu Câu 71 : Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ . Oxit đó là: A. CuO B. CaO C. MgO D. FeO Câu 72: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X lần lượt là : A. 25% và 75% B. 20% và 80% C. 22% và 78% D. 30% và 70% Câu 73: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là: A. 61,9% và 38,1% B. 63% và 37% C. 61,5% và 38,5% D. 65% và 35% Câu 74: Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Thành phần phần trăm theo khối lượng hai oxit trên lần lượt là: A. 33,06% và 66,94% B. 66,94% và 33,06% C. 33,47% và 66,53% D. 66,53% và 33,47% Câu 75: Trong sơ đồ phản ứng sau: M  HCl N  NaOH Cu OH . M là: 2 A. Cu . B. Cu(NO3)2. C. CuO. D. CuSO4. Câu 76: Thuốc thử để nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl là: A. Phenolphtalein. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Na2CO3. D. Dung dịch Na2SO4. Câu 77: Cho 8 g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe và Mg lần lượt là: A. 70% và 30% B. 60% và 40%. C.50% và 50%. D. 80% và 20%. Câu 78: Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau: FeS2 2SO2 2SO3 2H2SO4 A. 98 kg . B. 49 kg. C. 48 kg. D. 96 kg. Câu 79: Nhúng cây đinh sắt có khối lượng 2 gam vào dung dịch đồng (II) sunfat, sau phản ứng lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô có khối lượng 2,4 gam, khối lượng sắt tham gia phản ứng là: A. 2,8 g . B. 28 g. C. 5,6 g. D. 56 g. Câu 80: Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO 2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của V là: A. 0,896 lít B. 0,448 lít C. 8,960 lít D. 4,480 lít Câu 81: Trộn 400g dung dịch KOH 5,6% với 300g dung dịch CuSO4 16%. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 9,8 g B. 14,7 g C. 19,6 g D. 29,4 g Câu 82: Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H 2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là: A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít Câu 83: Để trung hoà 200ml hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M cần dùng V (ml) dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị của V là: A. 400 ml B. 350 ml C. 300 ml D. 250 ml Câu 84: Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H 3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là: A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,6 mol D. 0,9 mol Câu 85:Cho 200g dung dịch KOH 8,4% hoà tan 14,2g P2O5. Sản phẩm thu được sau phản ứng chứa các chất tan là: A. K3PO4 và K2HPO4 B. KH2PO4 và K2HPO4
  4. TRƯỜNG THCS NHUẬN PHÚ TÂN Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Thiệp Câu 100: Hỗn hợp X chứa Fe, Ag, Cu ở dạng bột. Cho X vào dung dịch Y chỉ chứa một chất tan. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thấy Fe và Cu tan hết và còn lại Ag không thay đổi khối lượng . Dung dịch Y chứa chất tan nào sau đây : A. AgNO3 B. HNO3 loãng C. Fe2(NO3)3 D. H2SO4 đặc, nóng Câu 101: Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng oxi trong hỗn hợp X và khối lượng muối thu được trong dung dịch Y lần lượt là: A. 40,24%, 160 gam. B. 30,7% , 120 gam. C. 20,97%, 140 gam D. 37,5%, 100gam. Câu 102: Để tách kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp Cu và Fe ta có thể dùng cách sau A. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch NaCl. B. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch H2SO4 đặc nguội. C. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch HCl. D. Hoà tan hỗn hợp vào nước. Câu 103: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: HCl, H 2SO4, BaCl2, Na2CO3. Số lượng thuốc thử ít nhất để nhận biết 4 dung dịch trên là: A. 0 B. 1. C. 3. D. 2. Câu 104: Để hòa tan hoàn toàn 2,32g hỗn hợp gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe 2O3), cần vừa đủ V lít dd HCl 1M. Giá trị của V là? A. 0,08 B. 0,1 C. 0,23 D. 0,16 Câu 105: Cho hoà tan hoàn toàn a gam Fe3O4 trong dung dịch HCl, thu được dung dịch D, cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa để ngoài không khí đến khối lượng không đổi nữa, thấy khối lượng kết tủa tăng lên 3,4 gam. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn. Giá trị của a, b lần lượt là: A. 76,2 g và 64,4 g B. 48,4 g và 46 g C. 64,4 g và 76,2 g D. 46,4 g và 48 g Câu 106: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp khí gồm CH 4 và H2 (đktc) thu được 16,2 gam nước. Thành phần phần trăm theo thể tích của khí CH4 và H2 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 60% và 40%. B. 80% và 20%. C. 50% và 50%. D. 30% và 70%. Câu 107: Hoà tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là: A. 9,27. B. 5,72. C. 6,85. D. 6,48 Câu 108: Khi cho sắt tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được muối sắt là: A. Fe(NO3)3 và AgNO3. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2. Câu 109: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ X thu được 2,75m gam CO2 và 2,25m gam H2O. Lựa chọn công thức phân tử đóng của X: A. C2H6 B. CH4 C. C2H2 D. C2H6. Câu 110: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra làm khô, cân lại thấy tăng a gam. a là: A. khối lượng kim loại Cu bám vào. B. khối lượng CuSO4 bám vào. C. khối lượng gốc sunfat bám vào. D. hiệu số giữa khối lượng kim loại Cu bám vào và khối lượng Fe tan ra. Câu 111: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là: A. H2SO4, CaCO3, CuSO4, CO2 B. SO2, FeCl3, NaHCO3, CuO C. H2SO4, SO2, CO2, FeCl3, Al D. CuSO4, CuO, FeCl3, SO2 Câu 112: Khi nhúng một thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì: A. thấy thanh đồng tan ra và dung dịch có màu xanh. B. không thấy có hiện tượng gì.