Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 - Bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Trường THCS Phước Mỹ Trung

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Liên kết trong một văn bản là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.

2. Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:

– Liên kết về nội dung:

+ Liên kết chủ đề (các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản).

+ Liên kết lô-gíc (các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí).

– Liên kết hình thức gồm các phép liên kết:

+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.

+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.

doc 3 trang lananh 17/03/2023 5460
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 - Bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Trường THCS Phước Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_day_qua_mang_mon_ngu_van_9_bai_lien_ket_cau_va_lien_ket.doc

Nội dung text: Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 - Bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Trường THCS Phước Mỹ Trung

  1. Trường: THCS Phước Mỹ Trung Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 Tiếng việt: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Liên kết trong một văn bản là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. 2. Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức: – Liên kết về nội dung: + Liên kết chủ đề (các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản). + Liên kết lô-gíc (các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí). – Liên kết hình thức gồm các phép liên kết: + Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. + Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước. + Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. II. LUYỆN TẬP; 1. Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗí đoạn văn sau: a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến (Nguyên Hồng) b) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê. (Mai Văn Tạo) 2. Phân tích tính liên kết về nội dung trong đoạn văn sau: Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao qúy ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. (Vũ Khoan) 3. Chỉ ra lỗi liên kết trong các đoạn văn sau và nêu cách sửa các lỗi ấy. a) Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng trong những nền văn hoá cổ xưa, trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ý thức đó. Họ đã biết tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ đã tạo GV: Nguyễn Thị Phụng Năm học: 2019-2020
  2. Trường: THCS Phước Mỹ Trung Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 – Cách chữa: thêm một số từ ngữ, câu hoặc bỏ câu không có nội dung liên quan để thiết lập chủ đề giữa các câu. Ví dụ: Khu vườn không rộng, chỉ bằng một cái sản nhỏ bé, nhưng có rất nhiêu loài cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng.nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nối chuyện bằng lá. Cây bau, cây bí nói bằng quả. c) – Đoạn văn mắc lỗi về liên kết lô-gíc (liên kết nội dung). Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí (trật tự không gian, thời gian, trật tự nguyên nhân – kết quả). – Cách chữa: sắp xếp lại trật tự các câu hoặc thêm từ ngữ làm rõ quan hệ nhân – quả. Ví dụ: Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê Đen đi đằng này lại. Dê Trắng đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau. Củ hai đều rơi tõm xuống suối. 4. Để sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí, cần xác định chủ đề của đoạn văn, câu văn nêu chủ đề, các dấu hiệu liên kết hình thức. Theo đó, trình tự phù hợp là (c) – (b) – (a). 5. Cần suy nghĩ và trình bày ý kiến của bản thân vể việc đọc sách của HS hiện nay. Các ý trong văn bản phải được trình bày rõ ràng, tập trung vào chủ đề, theo một trình tự hợp lí. Sau đó cần chỉ ra sự liên kết về nội dung (liên kết chủ đề và liên kết lô-gíc), liên kết hình thức (các phép liên kết) trong văn bản đã viết. GV: Nguyễn Thị Phụng Năm học: 2019-2020