Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 - Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý - Trường THCS Phước Mỹ Trung

1. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người nghe có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Hàm ý có thể có trong ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí, vãn chương, nhưng trong văn bản khoa học, hành chính – công vụ thì không nên dùng hàm ý

2. Dựa vào nghĩa tường minh để xác định hàm ý trong câu.Tuy nhiên, không phải bao giờ người nghe cũng nhận ra hàm ý. Do đó, muốn sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện:

– Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.

– Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

3. – Có nhiều cách để tạo hàm ý trong câu:

+ Một trong những cách phổ biến là cố tình vi phạm các phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô.

Ví dụ: – Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giư nguy vạt áo ra, bảo:

doc 3 trang lananh 17/03/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 - Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý - Trường THCS Phước Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_day_qua_mang_mon_ngu_van_9_bai_nghia_tuong_minh_va_ham_y.doc

Nội dung text: Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 - Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý - Trường THCS Phước Mỹ Trung

  1. Trường: THCS Phước Mỹ Trung Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 Tiếng việt: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người nghe có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Hàm ý có thể có trong ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí, vãn chương, nhưng trong văn bản khoa học, hành chính – công vụ thì không nên dùng hàm ý 2. Dựa vào nghĩa tường minh để xác định hàm ý trong câu.Tuy nhiên, không phải bao giờ người nghe cũng nhận ra hàm ý. Do đó, muốn sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện: – Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu. – Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. 3. – Có nhiều cách để tạo hàm ý trong câu: + Một trong những cách phổ biến là cố tình vi phạm các phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô. Ví dụ: – Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giư nguy vạt áo ra, bảo: – Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! (Lợn cưới, áo mới) Các từ ngữ in đậm vi phạm phương châm về lượng, có hàm ý khoe khoang. + Sử dụng hành động nói gián tiếp cũng là một cách để tạo hàm ý. Ví dụ: – Củ gì thế này? – Bác lái xe hỏi. – Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì? (Nguyền Thành Long) Câu in đậm là câu hỏi nhưng được dùng với hàm ý khẳng định: Hôm trước bác bảo bác gái vừa ốm dậy nên cháu biếu bác gái để bổi bổ sức khoẻ. – Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý có nhiều tác dụng như thể hiện tính lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp cho cách diễn đạt trở nên phong phú, linh hoạt. II – LUYỆN TẬP 1. Đọc các đoạn trích sau và cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao? Xác định hàm ý của câu (nếu có). a) Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: – Liệu có thật kltôriẹ hở bác? Hay là chỉ lại – Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thẳng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. (Kim Lân) b) Đê khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói: – Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giói thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! (Nguyễn Thành Long) 2. Cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích dưới đây. Hàm ý đó được tạo nên bằng cách nào? Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? Trong sóng có người gọi con: GV: Nguyễn Thị Phụng Năm học: 2019-2020
  2. Trường: THCS Phước Mỹ Trung Bài dạy qua mạng môn Ngữ văn 9 GV: Nguyễn Thị Phụng Năm học: 2019-2020