Câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân Lớp 6 học kì 1
Câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân Lớp 6 học kì 1 ... thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi môn GDCD 6.
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân Lớp 6 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_giao_duc_cong_dan_lop_6_hoc_ki_1.docx
Nội dung text: Câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân Lớp 6 học kì 1
- Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 1. Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác. 2. Ý nghĩa: - Sức khoẻ là vốn quý của con người. - Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc. 3. Cách rèn luyện sức khỏe. - Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng - Luyện tập thể dục thường xuyên - Phòng bệnh hơn chữa bệnh Bài 2: Siêng năng, kiên trì: 1. Thế nào là siêng năng, kiên trì? - Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn. (Trái với SN là: lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám ) - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. (Trái với KT là: nản lòng, chóng chán ) Bài 3: Tiết kiệm. 1. Thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. (Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện ) 2. Ý nghĩa: - Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác. - Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. 3. Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm như thế nào? - Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn. - Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí. - Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian. - Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động. - Sử dụng điện nước hợp lí. Bài 4: Lễ độ: 1. Lễ độ là gì? Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. * Biểu hiện; - Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác. - Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi * Trái với lễ độ là: Vô lễ, hỗn láo, thiếu văn hóa 2. Ý nghĩa: - Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn. - Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ. 3. Cách rèn luyện:
- Sống chan hoà là sống vui vẽ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích. 2. Ý nghĩa: - Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ. - Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 3. Cách rèn luyện: - Nhường nhịn nhau - Trung thực, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau ân cần - Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục nhưng phải tế nhị. - Tránh vụ lợi, ích kỉ, đố kị ,bao che khuyết điểm cho nhau. Bài 9: Lịch sự, tế nhị. 1. Thế nào là lịch sự, tế nhị? - Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. * Những biểu hiện về hành vi giao tiếp lịch sự, tế nhị: biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn, xin cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị; thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn 2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị: - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội. - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh. - Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người. 3. Cách rèn luyện: - Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử. - Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 1. Khái niệm: - Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. - Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. 2. Những biểu hiện thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. * Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường, tổ chức. - Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao * Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức. - Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác 3. Lợi ích (ý nghĩa) của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.