Câu hỏi ôn tập kì 1 Sinh học 6

Câu 1: Em hãy nêu hình dạng và kích thước của tế bào thực vật ?

Trả lời: - Hình dạng: TBTV có nhiều hình dạng khác nhau: Hình vuông, hình thoi, hình đa giác, …

  • Kích thước: Có kích thước hiển vi rất nhỏ bé. Một số tế bào có kích thước dễ quan sát như: tế bào sợi gai, tép bưởi, thịt cà chua, …

Câu 2: Thành phần cấu tạo tế bào ? Chức năng của mỗi thành phần ?

Trả lời: - Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

  • Màng sinh chất: Bao bọc và bảo vệ tế bào.
  • Chất tế bào: Chức các bào quan như: Lục lạp, nhân, không bào

+ Lục lạp có các hạt diệp lục thực hiện quang hợp.

+ Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

+ Không bào chứa dịch tế bào.

doc 6 trang lananh 18/03/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập kì 1 Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_ki_1_sinh_hoc_6.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập kì 1 Sinh học 6

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP KÌ I SINH HỌC 6 CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT Câu 1: Em hãy nêu hình dạng và kích thước của tế bào thực vật ? Trả lời: - Hình dạng: TBTV có nhiều hình dạng khác nhau: Hình vuông, hình thoi, hình đa giác, - Kích thước: Có kích thước hiển vi rất nhỏ bé. Một số tế bào có kích thước dễ quan sát như: tế bào sợi gai, tép bưởi, thịt cà chua, Câu 2: Thành phần cấu tạo tế bào ? Chức năng của mỗi thành phần ? Trả lời: - Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định. - Màng sinh chất: Bao bọc và bảo vệ tế bào. - Chất tế bào: Chức các bào quan như: Lục lạp, nhân, không bào + Lục lạp có các hạt diệp lục thực hiện quang hợp. + Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. + Không bào chứa dịch tế bào. Câu 3: Trình bày sự lớn lên và phân chia tế bào ? Tế bào bộ phận nào có khả năng phân chia ? Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ? Trả lời: - Sự lớn lên của TB: TB non tăng dần về kích thước, các bào quan lớn dần lên, thành tế bào trưởng thành. TB trưởng thành không lớn lên nữa mà thực hiện phân chia. - Sự phân chia TB: Từ 1 nhân nhân đôi thành 2 nhân, chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành vách ngăn phân đôi tế bào thành 2 tế bào con. 2 tế bào con tiếp tục lớn lên. - TB mô phân sinh có khả năng phân chia. - Ý nghĩa: TB lớn lên và phân chia liên tiếp giúp cây lớn lên, sinh trưởng và phát triển. CHƯƠNG II: RỄ Câu 4: Em hãy phân biệt rễ cọc và rễ chùm ? Mỗi loại lấy 3 ví dụ ? Trả lời: - Rễ cọc: Có rễ cái to, khoẻ, đâm sâu vào đất, xung quanh có nhiều rễ con. Rễ con có nhiều rễ bé hơn nữa. Ví dụ: Na, cải, su hào. - Rễ chùm: Có nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc toả ra thành chùm. Ví dụ: Lúa, ngô, hành. Câu 5: Nêu tên các miền của rễ ? Chức năng mỗi miền ? Miền nào quan trọng nhất ? Vì sao ? Trả lời: - Miền trưởng thành: Có mạch dẫn, dẫn truyền nước và muối khoáng. - Miền hút: có lông hút hấp thụ nước và muối khoáng. - Miền sinh trưởng: Phân chia tế bào, làm cho rễ dài ra. - Miền chóp rễ: Bao bọc và che chở cho đầu rễ.
  2. - Rễ giác mút: Rễ đâm sâu vào thân hoặc cành cây cây khác để lấy chất dinh dưỡng. VD:tơ hồng, tầm gửi. CHƯƠNG: THÂN Câu 12: Thân cây gồm những bộ phận nào ? Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá ? • Thân cây gồm: - Thân chính mang chồi ngọn. - Ngọn: phát triển thành thân chính. - Cành mang chồi nách - Chồi nách phát triển thành cành mang lá, mang hoa hoặc chồi hoa. • Sự khác nhau: - Chồi hoa: có mô phân sinh ngọn, mầm hoa, mầm lá. - Chồi lá: có mô phân sinh ngọn, mầm lá. - Chồi hoa phát triển thành hoa, chồi lá phát triển thành lá. Câu 13: Có mấy loại thân ? Mỗi loại cho vi dụ ? Có 3 loại thân: - Thân đứng: có 3 loại: + Thân gỗ: Cứng, cao, có cành. VD: Tre, xà cừ, bạch đàn. + Thân cột: Cứng, cao, không có cành. VD: dừa, mía, cau. + Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. VD: Cỏ voi, lúa, ngô. - Thân leo: có 2 loại: + Thân quấn: Thân cuốn leo lên. VD: mồng tơi, thiên lý. + Tua cuốn: Có tua cuốn leo lên. VD: mướp, bí, gấc. - Thân bò: mềm, yếu bò lan mặt đất. VD: cỏ bợ cỏ chỉ Câu 14: Giải thích tại sao: 1, Khi trồng cây đậu, bông, cà phê trước khi ra hoa tạo quả thường ngắt ngọn ? 2, Trồng cây lim, gai, đay thường tỉa cành xấu, cành sâu mà không bấm ngọn ? 3, Cây tre bị gãy ngọn nhưng vẫn dài ra được ? Trả lời: 1, Những cây này ngắt ngọn để ra nhiều cành thu hoạch năng suất hơn. 2, Ngắt ngọn để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân chính. 3, Tế bào trên gióng cây tre có khả năng phân chia mạnh nên gãy ngọn cây vẫn lớn lên được. Câu 15: So sánh cấu tạo trong miền hút của rễ và thân non ?
  3. Lá kép: Có cuống chính phân nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến lá gọi là lá chét. VD: phượng, xà cừ. Câu 21: Nêu tên các bộ phận cấu tạo trong phiến lá ? Chức năng của mỗi bộ phận ? - Biểu bì: Gồm các tế bào có vách dày xếp sít nhau để bảo vệ. - TB thịt lá: gồm 2 lớp: lớp trên gồm các tế bào xếp sít nhau, chứa nhiều hạt diệp lục thực hiện quang hợp. lớp dưới gồm các tế bào xen kẽ có nhiều khoảng trống chứa khí. - Lỗ khí: Nằm ở mặt dưới của lá, có thể đóng mở để giúp lá thoát hơi nước và trao đổi khí. Câu 22: Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ? Phát biểu định nghĩa đơn giản về quang hợp ? Nguyên liệu chính cần cho quá trình quang hợp là gì , được cây lấy từ đâu ? as Nước + CO2 Tinh bột + O2 dlục ĐN: Quang hợp là quá trinh lá cây nhờ có diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo tinh bột và nhả khí oxi ra ngoài môi trường. Nguyên liệu chính: Nước được rễ cây hấp thụ trong đất. Khí cácbonic được lá hấp thụ từ không khí qua lỗ khí. Câu 23: Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quang hợp của lá cây ? Ý nghĩa của quang hợp đối với cây xanh và đời sống con người ? • Những yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp: + ánh sáng + Nước + Hàm lượng khí cacbonic + Nhiệt độ Các loại cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện bên ngoài không giống nhau. • Ý nghĩa của quang hợp: - Đối với cây xanh: tạo ra chất hữu cơ nuôi dưỡng cây xanh sinh trưởng và phát triển. - Đối với đời sống con người: + Góp phần giữ cân bằng lượng khí cacbonic và oxi trong không khí + Hầu hết các loài động vật và con người đều sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp chất hữu cơ. + Chất hữu cơ cung cấp nhiều sản phẩm cho như cầu sống của con người. Câu 24: Thế nào là sự hô hấp ở cây ? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống cả cây ? Cây hô hấp vào thời gian nào ? Những cơ quan nào của cây tham gia vào hô hấp ? * Hô hấp là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ, sản sinh năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khícacbonic và hơi nước. * Hô hấp tạo ra năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cây. * Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.