Câu hỏi ôn tập Lịch sử 9 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
(Tự đọc thêm Mục II với các gợi ý sau: Câu 1, 2, 3, 4)
Câu hỏi 1: Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn có âm mưu và thủ đoạn gì?
Câu hỏi 2: Cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống âm mưu và hành động phá hoại hiệp định Pa-ri của Mĩ và chính quyền Sài Gòn diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 3: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7-1973) đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng miền Nam?
Câu hỏi 4: Sau Hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào?
Câu hỏi 5: Căn cứ vào đâu mà Đảng ta đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Lịch sử 9 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_lich_su_9_bai_30_hoan_thanh_giai_phong_mien_n.docx
Nội dung text: Câu hỏi ôn tập Lịch sử 9 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
- Câu hỏi ôn tập Lịch sử 9 bài Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) (Tự đọc thêm Mục II với các gợi ý sau: Câu 1, 2, 3, 4) Câu hỏi 1: Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn có âm mưu và thủ đoạn gì? Câu hỏi 2: Cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống âm mưu và hành động phá hoại hiệp định Pa-ri của Mĩ và chính quyền Sài Gòn diễn ra như thế nào? Câu hỏi 3: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7-1973) đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng miền Nam? Câu hỏi 4: Sau Hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào? Câu hỏi 5: Căn cứ vào đâu mà Đảng ta đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Trả lời câu hỏi: – Sau Hiệp định Pa-ri 1973, Mĩ rút hết quân đội về nước đã tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam. – Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long (6-1-1975). Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa. Thực tế thắng lợi 1 Phước Long, phản ứng của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau đó cho thấy rõ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ. – Trong khi lực lượng của địch giảm đáng kể và thất bại liên tiếp sau Hiệp định Pa-ri, thì lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng: + Miền Bắc tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, ra sức chi viện sức người, sức của cho miền Nam, bảo đảm đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược ở miền Nam. + Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam + Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, trên cơ sở đó, Đảng đề ra chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Câu hỏi 6: Trình bày nội dung kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng? Trả lời câu hỏi: – Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. – Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
- – Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công và giải phóng Phan Rang (16-4) và Xuân Lộc (21-4) – phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông. – Ngày 18-4, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống Chính phủ Sài Gòn. – 17 giờ ngày 26-4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. – 10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. – Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh. – Nhân dân các tỉnh còn lại ở miền Nam thừa thắng nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2-5, Châu Đốc là tình cuối cùng được giải phóng. Câu hỏi 9: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Trả lời câu hỏi: – Đối với dân tộc ta: thắng lợi của cuộc kháng chiến kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. -Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta hơn một thế kỉ, trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. – Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. * Đối với thế giới: – Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc. Câu hỏi 10: Nêu những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ? Trả lời câu hỏi: – Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lôi tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. – Nhân dân ta ở hai miền đoàn kết nhất trí, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. – Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. – Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc Đông Dương. – Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.