Câu hỏi ôn tập Lịch sử thế giới Lớp 9 học kì 1

Câu 1: Trình bày những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70?

Gợi ý trả lời: 

 Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, cụ thể :

- Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950):

Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950) trong 4 năm 3 tháng. Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

doc 11 trang lananh 18/03/2023 5560
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Lịch sử thế giới Lớp 9 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_lich_su_the_gioi_lop_9_hoc_ki_1.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập Lịch sử thế giới Lớp 9 học kì 1

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 9 HỌC KÌ I Câu 1: Trình bày những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70? Gợi ý trả lời: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, cụ thể : - Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950): Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950) trong 4 năm 3 tháng. Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ. - Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng CSVC - KT của CNXH và đã thu được nhiều thành tựu to lớn: Về công nghiệp: Bình quân công nghiệp tăng hàng năm là 9,6%. Tới những năm 50, 60 của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm khoảng 20 % sản lượng công nghiệp thế giới. Một số ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: Vũ trụ, điện, nguyên tử Về nông nghiệp: Có nhiều tiến bộ vượt bậc. Về khoa học - kĩ thuật: Phát triển mạnh, đạt nhiều thành công vang dội: năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961 Liên Xô lại là nước đầu tiên phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất. Về Đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 3: Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau năm 1945 và một số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn? Gợi ý trả lời: TT Giai đoạn Đặc điểm Sự kiện tiêu biểu - ĐNA: các nước In-đô-nê-xia, Việt nam, Lào Giai đoạn từ tuyên bố độc lập trong năm 1945. năm 1945 đến Đấu tranh nhằm đập tan - Ngày 1-1-1959, cỏch mạng Cu Ba thắng lợi. 1 giữa những hệ thống thuộc địa của - Năm 1960: 17 nước tuyên bố độc lập, thế năm 60 của thế Chủ nghĩa đế quốc. giới gọi là "Năm châu Phi" kỉ XX => Tới giữa những năm 60 của TK XX, hệ thống thuộc địa của CNTD cơ bản sụp đổ.
  2. + Kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 9,6%). + Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. + Chính trị-xã hội: Ổn định, uy tín, địa vị quốc tế của TQ được nâng cao. + Đối ngoại: Bình thường hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác,thu hồi Hồng Công, Ma Cao. + Đạt nhiều thành tựu trong phát triển khoa học kỹ thuật, phóng tàu, đưa người lên vũ trụ để nghiên cứu KHKT (Là nước thứ 3 trên thế giới) + Có quan hệ tốt với Việt Nam, các vị nguyên thủ quốc gia đã đến thăm 2 nước, thực hiện 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” * Ý nghĩa Khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Trung Quốc, góp phần củng cố sức mạnh và địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và ngược lại, thế giới có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc. Câu 7: Trình bày tình hình Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Sau 1945 Tình hình ĐNÁ diễn ra phức tạp và căng thẳng: + Một loạt các nước ĐNA nổi dậy giành chính quyền: In-đđô-nê-xi-a, VN, Lào. Đến giữa những năm 50, hầu hết các nước trong khu vực đã giành được độc lập. - Từ cuối những năm 50, do Mĩ can thiệp -> tình hình ĐNA căng thẳng: Mĩ lập khối SEATO(1954), nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và p/tr g/p d/t đối với ĐNA. Mĩ x/l VN(1954-1975) Câu 8: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN? Gợi ý trả lời: Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đông Ti- mo. a. Hoàn cảnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và thế giới đang quốc tế hoá cao độ. + Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc -Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi- lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
  3. Câu 10: Trình bày quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng đân tộc ở Châu Phi từ 1945 đến nay? Gợi ý trả lời: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập ở châu Phi lên cao. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong châu lục. Mở đầu là cuộc binh biến của các sĩ quan yêu nước Ai Cập (7/1952), lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Ai Cập (18/6/1953). Tiếp đó là cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân An-giê-ri, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc. Trong năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập. Vì vậy, thế giới gọi năm 1960 là "Năm châu Phi". Từ đó hệ thống thuộc địa của các đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành được độc lập, chủ quyền. Câu 11: Cuộc đấu tranhchống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi 1/Khái quát: - Nằm ở cực Nam CP, d/s: 43,2 tr người (2002), 75,2 % là người da đen, 13,6 % da trắng, 11,2 % da màu - Hơn 3 TK, c/đ PBCT (A-pac-thai ) thống trị cực kì tàn bạo người da đen và da màu. 2. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chung tộc ở Cộng hòa Nam Phi - Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen đã ngoan cường bền bỉ đ/tr chống c/đ PBCT giành được thắng lợi. Năm 1993, c/đ PBCT bị xóa bỏ -Tháng 4/ 1994 cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên được tiến hành, Nen-xơn Man- đê-la(lảnh tụ ANC) được bầu làm tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi - Hiện nay Nam Phi đang tập trung sức p/tr KT và XH nhằm xoá bỏ “c/đ A-pac-thai” về kinh tế Câu 12: Nét chung về Mĩ La-tinh Câu 13: Cách mạng Cuba diễn ra như thế nào? Kết quả, ý nghĩa? Gợi ý trả lời: * Nguyên nhân Sau chiến tranh thế giới thứ hai, được sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952, Tướng Ba-ti- xta tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự. Chính quyền Ba-ti-xta đã xoá bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái hoạt động, giết hại, giam cầm hàng chục vạn người yêu nước. Dưới chế độ độc tài Ba-ti-xta, đất nước Cu Ba bị biến thành “trại tập trung, xưởng đúc súng khổng lồ". Không cam chịu dưới ách thống trị của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đã vùng dậy đấu tranh. * Diễn biến Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi-đen Ca-xtơ-rô đó tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa. Cuộc tấn công không giành được thắng
  4. + Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học, người lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiên quốc tế thuận lợi - Từ những năm 70 trở đi, Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh, kinh tế Mĩ luôn vấp phải những cuộc suy thoái khủng hoảng, chi phí quân sự lớn, chênh lệch giàu nghèo Câu 15: Sau CTTG II, nền kinh tế Nhật phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó? Gợi ý trả lời: a. Thuận lợi + Chính phủ Nhật Bản tiến hành một loạt các cải cách dân chủ. + Nhờ những đơn đặt hàng "béo bở" của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Đay được coi là "ngọn gió thần" đối với kinh tế Nhật. b. Thành tựu - Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa: + Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23.796 USD, vượt Mĩ đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ (29.850 USD) + Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%. + Về nông nghiệp, những năm 1967-1969, Nhật tự cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước - Tới những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. - Nguyên nhân của sự phát triển đó : + Vai trò điều tiết của nhà nước: Đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài + Bản tính con người Nhật cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa + Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập trung sản xuất cao. + Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. + Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá - giáo dục lâu đời, nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài - Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật có hạn chế: Nghèo tài nguyên, hầu hết năng lượng, nguyên vật liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nền kinh tế mất cân đối, thường xuyên vấp phải những cuộc suy thoái, Mặt khác Nhật Bản vấp phải sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ, Tây Âu và nhiều nước công nghiệp mới nổi Có thể nói, sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật hơn nửa thập kỉ qua đã để lại sự kính nể của bạn bè thế giới. Bài học về khắc phục chiến tranh, thiên tai thúc đẩy kinh tế phát triển của Nhật là bài học quý giá đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
  5. + Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. + Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. + Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia. + Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. Tháng 9-1977 Việt Nam tham gia Liên hợp quốc. • Việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân VN: - Chăm sóc bà mẹ trẻ em, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, chống thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS - Chương trình phát triển LHQ UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ UNICCEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới UNFPA giúp 86 triệu, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD Câu 18: Chiến tranh lạnh là gì? Biểu hiện và hậu quả của chiến tranh lạnh? Gợi ý trả lời: a. Hoàn cảnh lịch sử Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô ngày càng mâu thuẫn và đối đầu gay gắt. Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Tơ-ru-man chính thức phát động “Chiến tranh lạnh”, chống Liên Xô và các nước XHCN, thực hiện chiến lược toàn cầu. “Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. b. Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh” Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “Chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN. Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (NATO, SEATO, CENTO,AUZUS, Khối quân sự Tây bán cầu, Liên minh Mĩ-Nhật ) Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước XHCN, tạo ra sự căng thẳng phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế. Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia, Trung Đông ) hoặc can thiệp vũ trang (CuBa, Grê-na-đa, Pa-na-ma ). c. Hậu quả Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Các cường quốc đó chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, trong khi nhân loại vẫn phải chịu bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai