Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật.

 - Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp  thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.

 2. Kĩ năng: 

 - Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

 - Sử dụng được cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.

3. Thái độ, tình cảm:

    Có ý thức sử dụng lời dẫn trong khi tạo lập văn bản.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, máy chiếu, phiếu học tập cho HS, bài tập bổ sung, tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.

docx 5 trang lananh 15/03/2023 5480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_9_mon_ngu_van_tiet_19_cach_dan_truc_tiep_va_gian.docx

Nội dung text: Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

  1. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 19+20: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật. - Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại. 2. Kĩ năng: - Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. - Sử dụng được cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản. 3. Thái độ, tình cảm: Có ý thức sử dụng lời dẫn trong khi tạo lập văn bản. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, máy chiếu, phiếu học tập cho HS, bài tập bổ sung, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên. III. Tiến trình lên lớp : 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Làm bài tập 6 sgk/ 42 ? Khi giao tiếp, việc sử dụng từ ngữ xưng hô cần lưu ý điều gì ? 3. Bài mới : A. Hoạt động khởi động - Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình - Thời gian : 2 phút * GV: Nhắc lại công dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ? * HS: Trả lời GV chốt dẫn vào bài: Trong giao tiếp hay khi làm bài văn chúng ta thường phải trích dẫn lời nói của một người nào đó hay một đoạn văn bản nào đó. Vậy ta sẽ làm thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó. * Điều chỉnh, bổ sung: B. Hoạt động hình thành kiến thức. - Mục tiêu : HS nắm được cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp - Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề; động não, thảo luận nhóm - Thời gian : 20 phút
  2. -> Đây là nội dung của lời khuyên, có thể thấy dấu hiệu ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. b) Bộ phận in đậm: ? Đây có phải là nguyên văn lời LH nói với con lão thuật lại ý nghĩ của không? PVĐ. ? Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì ?Có thể thay từ đó bằng từ gì ? - Trước đó có từ “hiểu” -> ý nghĩ. Giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “rằng” bằng từ “là” trong trường hợp này đc. ? Đây có phải là nguyên văn ý nghĩ của PVĐ 2. Ghi nhớ : sgk/ 54 không? ? Phần in đậm ở mỗi đoạn văn có được ngăn cách với bộ phận trước bằng dấu gì không ? a, không có dấu hiệu nào b, Bằng từ "rằng " GV : Đây là VD về cách dẫn gián tiếp. ? Từ việc phân tích những ví dụ trên , em hãy cho biết thế nào là cách dẫn gián tiếp? * GV chốt, học sinh đọc ghi nhớ : Giáo viên đưa ví dụ : a, Hôm qua, nó quả quyết với tôi rằng: “ Ngày mai tôi sẽ đến nhà anh chơi”. b, Hôm qua nó quả quyết với tôi rằng hôm nay nó đến nhà tôi chơi. ? Hãy xác định lời dẫn trực tiếp, lời đẫn gián tiếp trong 2 VD trên? a) Lời dẫn trực tiếp. b) Lời dẫn gián tiếp. ? Em có nhận xét gì về 2 cách diễn đạt trên ? - Xét về nội dung 2 cách diễn đạt trên giống nhau, nhưng khác về cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ có sự thay đổi. (ở ví dụ b). ? Từ đó em rút ra kết luận gì khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ? Giáo viên kết luận : - Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, cần chú ý các bước sau: + Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép . + Chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang ngôi thích hợp
  3. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về. * Điều chỉnh, bổ sung: D. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu :Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập - Phương pháp : vấn đáp, nêu vấn đề, động não. - Thêi gian : 5phút. ? Tác dụng của dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. * Điều chỉnh, bổ sung: E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Mục tiêu :Tìm những nội dung kiến thức mở rộng trong mọi lĩnh vực - Phương pháp : nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian : 3 phút. Về tìm đọc một số vb đã học tìm lời dẫn có trong vb đó và cho biết đó là cách dẫn nào. *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố: ? Giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp có gì giống và khác nhau ? * GV hệ thống lại kt toàn bài. 5. Dặn dò: - Về học nắm nd bài và viết đv nói về ngày khai trường trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp - Sửa chữa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân. - Chuẩn bị bài : Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự .