Ngân hàng câu hỏi học kì 1 môn Sinh học 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nhuận Phú Tân
Chủ đề 1: Ngành Động vật nguyên sinh
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: (Biết)
Hình dạng của trùng giày là:
A. Đối xứng
- Không đối xứng.
- Dẹp như chiếc giày
- Có hình khối như chiếc giày
ĐÁP ÁN: D
Câu 2: (Hiểu)
Trùng giày di chuyển thế nào?
A. Thẳng tiến
B Vừa tiến vừa xoay
- Cả A, B
- Cách khác
ĐÁP ÁN: B
Câu 3: (Vận dụng)
Trùng giày và trùng roi có đặc điểm giống nhau là:
A. Cơ thể đơn bào
B. Di chuyển
C. Có hạt diệp lục
D.Cả A, B
ĐÁP ÁN: D
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi học kì 1 môn Sinh học 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nhuận Phú Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ngan_hang_cau_hoi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_7_nam_hoc_2018_2019.doc
Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi học kì 1 môn Sinh học 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nhuận Phú Tân
- PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC NGÂN HÀNG CÂU HỎI HKI TRƯỜNG THCS NHUẬN PHÚ TÂN HỌC KỲ I . NĂM HỌC 2018-2019 MÔN SINH HỌC 7 Chủ đề 1: Ngành Động vật nguyên sinh I. Trắc nghiệm: Câu 1: (Biết) Hình dạng của trùng giày là: A. Đối xứng B. Không đối xứng. C. Dẹp như chiếc giày D. Có hình khối như chiếc giày ĐÁP ÁN: D Câu 2: (Hiểu) Trùng giày di chuyển thế nào? A. Thẳng tiến B Vừa tiến vừa xoay C. Cả A, B D. Cách khác ĐÁP ÁN: B Câu 3: (Vận dụng) Trùng giày và trùng roi có đặc điểm giống nhau là: A. Cơ thể đơn bào B. Di chuyển C. Có hạt diệp lục D.Cả A, B ĐÁP ÁN: D Câu 4: (Vận dụng cao) Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của bọ gậy (lăng quăng hoặc cung quăng) bằng cách nào? A. Khai thông cống rãnh. B. Phun thuốc diệt muỗi. C. Ngủ phải có màn. D. Cả A, B, C ĐÁP ÁN: D II. Tự luận: Câu 1: (Biết) Trùng Biến Hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi , tiêu hóa mồi như thế nào ? Đáp án: Trùng biến hình sống ở các lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong các bình nuôi cấy. Chúng di chuyển nhờ hình thành chân giả, dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hóa mồi nhờ hình thành không bào tiêu hóa. Câu 2: (Hiểu) Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào ? (7 phút)
- ĐÁP ÁN: C II. Tự luận: Câu 1: (Biết) Nêu ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức. Đáp án: Tế bào gai khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi gây tê liệt con mồi. loại tế bào này giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi. Câu 2: (Hiểu) Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? Đáp án: - San hô mọc chồi dính vào cơ thể mẹ không thể tách rời. - Thủy tức mọc chồi từ cơ thể mẹ. Khi trưởng thành thì tách rời khỏi cơ thể mẹ sống độc lập. Câu 3: (Vận dụng) Cành san hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thể san hô? Đáp án: Cành san hô được dùng để trang trí là khung xương bằng đá vôi của cơ thể san hô. Câu 4: ( Vận dụng cao) Để đề phòng độc tố khi tiếp xúc với một số động vật thuộc ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì? Đáp án: Để đề phòng độc tố khi tiếp xúc với một số động vật thuộc ngành Ruột khoang phải sử dụng phương tiện như: găng tay, đồ bảo hộ Chủ đề 3: Các ngành Giun I. Trắc nghiệm: Câu 1: (Biết) Sán lá gan thích nghi với lối sống: A. Kí sinh. B. Ở biển. C. Ngoài môi trường. D. Kết quả khác ĐÁP ÁN: A Câu 2: (Hiểu) Sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì: A. chúng có lối sống kí sinh. B. chúng đều là sán. C. cơ thể dẹp có đối xứng hai bên. D. chúng có lối sống tự do. ĐÁP ÁN: C Câu 3: (vận dụng) Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: A. Lông bơi phát triển B. Mắt phát triển C. Giác bám phát triển D. Tất cả các đặc điểm trên. ĐÁP ÁN: C
- ĐÁP ÁN: Cách phòng chống giun đũa: + Không ăn rau sống, uống nước lã + Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn đậy thức ăn, diệt ruồi nhặng, vệ sinh nơi ở sạch sẽ. + Tẩy giun định kì một năm từ 1- 2 lần hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Câu 4: (Vận dụng cao) Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? ĐÁP ÁN -Vì : +Làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất +Làm tăng độ màu mỡ cho đất: Do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra chứa nhiều chất khoáng cần thiết cho cây trồng Chủ đề 4: Ngành Thân mềm I. Trắc nghiệm: Câu 1: ( Nhận biết) . Hãy chọn các dãy sau thuộc ngành thân mềm: A. Ốc sên, Mực, Sò, Hải quỳ. San hô B. Mực, Ốc sên, Bạch tuộc , Sò. C. Trai sông, Hải quỳ, Mực , Ốc vặn. Đáp án: B Câu 2: (Hiểu) Vỏ trai, vỏ ốc cấu tạo: A. Lớp đá vôi ở giữa B. Lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng C. Có lớp sừng bọc ngoài D. Cả 3 đều đúng ĐÁP ÁN: D Câu 3: ( Vận dụng) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng : Hoạt động nào của Ốc sên phá hoại cây cối? A. Khi sinh sản, Ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây. B. Ốc sên ăn lá cây, làm cây không phát triển được. C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây. D. Cả A và B Đáp án: B Câu 4: (Vận dụng cao) Người ta thường dùng lớp nào trong cấu tạo của vỏ trai để khảm tranh? A. Lớp đá vôi ở giữa B. Lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng C. Có lớp sừng bọc ngoài D. Cả 3 lớp Đáp án: B
- C.Bọ ngựa D.Ong mật Đáp án : D Câu 4: ( Vận dụng cao). Hãy sắp xếp các đặc điểm của ngành Động vật không xương sống tương ứng với từng ngành. 1. Ngành Động vật nguyên sinh . a) Cơ thể hình trụ đối xứng tỏa tròn. 2. Ngành ruột khoang. b) Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có vỏ đá vôi. 3. Các ngành giun . c) Cơ thể có bộ xương ngoài bằng ki tin, thường phân đốt. 4. Ngành thân mềm . d) Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt. 5. Ngành chân khớp. e) Cơ thể là một tế bào, có kích thước hiển vi. g) Cơ thể đối xứng tỏa tròn, miệng có tua miệng, có tế bào gai bảo vệ h) Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, chân phân đốt, một số có cánh. Đáp án: 1-e ; 2-a, g ; 3 – d ; 4- b ; 5 – c, h II. Tự luận: Câu 1:( Biết) Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm ? Đáp án Cơ thể tôm gồm hai phần: đầu – ngực và bụng. -Phần đầu – ngực gồm: +Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi. +Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi. +Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò. -Phần bụng gồm: +Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng. +Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy. Câu 2: ( Hiểu) Tại sao vỏ của động vật lớp giáp xác cứng mà chúng vẫn tăng trưởng?. Đáp án: Mỗi giai đoạn tăng trưởng động vật lớp giáp xác đều phải lột xác. Câu 3:( Vận dụng) Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm? Đáp án:
- + Thân cá chép thon dài , đầu thuôn nhon gắn chặt với thân -> Giúp cá cử động rễ dàng , giảm sức cản của nước. + Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước - > Giữ mắt không bị kho, rế phát hiện ra mồi và kẻ thù. + Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày -> Giảm sức cản, giảm ma sát giữa da cá với môi trường nước. + Thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp -> Giúp cá cử động rễ dàng, giảm ma sát giũa da cá với môi trường nước. + Vây cá có các tia vây được căng bới da mỏng, khớp động với thân -> Giúp cá cử động rễ dàng, và có vai trò như bơi chèo. Đó là những đặc điểm giúp cá bơi lội nhanh trong nước. Câu 2: (Hiểu) Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? * Đáp án: Vì cá chép thụ tinh ngoài nên số lượng trứng đẻ ra mỗi lứa phại nhiều để bù lại lượng trứng bị hao hụt, không được thụ tinh. Câu 3: ( Vận dụng ) Vai trò của cá trong đời sống con người ? Lấy ví dụ cụ thể ? * Đáp án: + Là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị lớn: Thịt cá, trứng cá, vây cá nhám, nước mắm + Nguyên liệu trong dược liệu chế thuốc chữa bệnh: Dầu gan cá thu, cá nhám + Phục vụ trong nông nghiệp: Xương cá, bã mắm cá làm phân bón + Phục vụ trong công nghiệp: Da cá nhám dùng đóng giày, làm cặp, làm giấy giáp + Tiêu diệt động vật có hai : Ăn bọ gậy, ăn sâu hại lúa Câu 4: ( Vận dụng cao ) Hãy kể ra những biện pháp đánh bắt cá ở địa phương gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi cá và ô nhiễm môi trường? * Đáp án: Đánh bắt cá bằng xung điện, hóa chất,