Ngân hàng câu hỏi môn Sinh học 6

A. CÂU HỎI PHẦN MỞ ĐẦU VÀ ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT

Chủ đề:Mở đầu sinh học

Chuẩn cần đánh giá:

+ Kiến thức: 

  • Nêu được các đặc điểm chung của thực vật.
  • Trình bày được vai trò của thực vật.
  • Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa

+ Kỹ năng:

  • Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
  • Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa.
doc 12 trang lananh 18/03/2023 1860
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi môn Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docngan_hang_cau_hoi_mon_sinh_hoc_6.doc

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi môn Sinh học 6

  1. NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN SINH HỌC 6 A. CÂU HỎI PHẦN MỞ ĐẦU VÀ ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT Chủ đề:Mở đầu sinh học Chuẩn cần đánh giá: + Kiến thức: - Nêu được các đặc điểm chung của thực vật. - Trình bày được vai trò của thực vật. - Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa + Kỹ năng: - Phân biệt cây một năm và cây lâu năm. - Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa. CÂU HỎI HIỂU Câu 1:Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1. Quan sát các cây: ngô, cải, mướp. Bầu, bí a.Chúng thuộc cây xanh có hoa b.Chúng thuộc loại cây lâu năm. c.Chúng thuộc cây xanh không có hoa d. Chúng thuộc loại cây một năm 2. Trong nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn những cây có hoa: a.Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng. b.Cây bưởi, cây rau bợ, cây dương xỉ, cây cải. c.Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây dương xỉ. d.Cây dừa, cây hành, cây thông, cây rêu. 3. Trong nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn cây một năm a.Cây xoài, cây bưởi, cây đậu, cây hành. b.Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây bí xanh. c.Cây táo, cây mít, cây đậu xanh. d.Cây su hào, cây cam, cây cà chua, cây dưa chuột. 4. Trong nhóm cây sau đây, nhóm nào thuộc cây lâu năm: a.Bí đỏ, khoai lang, lúa, ngô. b.Bí đỏ, hành, mận, xương rồng. c.Bắp cải, thuốc lá, chanh, sen. d.Nhãn, cam, chanh, ổi. CÂU HỎI NHẬN BIẾT Câu 2: Nêu các đặc điểm chung của thực vật? Câu 3:Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Cho ví dụ? CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 4:Thực vật có vai trò gì đối với tự nhiên, động vật và con người? B.CÂU HỎI CHƯƠNG I Thông tin chung: Khối 6 Học kì I -Chủ đề: Tế bào thực vật - Chuẩn cần đánh giá: 1
  2. b. Cây dừa, cây hành, cây ngô c. Cây bưởi , cây cà chua, cây quất d. Cây chanh, cây mướp, cây hoa hồng 3. Trong các miền sau đây của rễ miền nào có chức năng dẫn truyền? a.Miền sinh trưởng. b. Miền hút. c. Miền trưởng thành. d. Miền chóp rễ 4. Lông hút của rễ có cấu tạo và chức năng như thế nào? a. Là tế bào biểu bì kéo dài ra ở miền hút b. Có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan c. Chuyển nước và muối khoáng đi nuôi cây d. Cả a và b 5. Trong các miền của rễ, miền nào là miền quan trọng nhất ? Vì sao? a. Miềm trưởng thành có các mạch dẫn làm nhiệm vụ dẫn truyền b. Miền chóp rễ, che chở cho đầu rễ c. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra d.Miền hút có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng cung cấp cho cây 6. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? a. Khi ra hoa, củ nhanh bị hư hỏng b. Khi ra hoa chất dinh dưỡng tập trung nuôi hoa, làm giảm chất lượng và khối lượng củ. c. Khi ra hoa cây ngừng sinh trưởng, khối lượng củ không tăng d. Khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ giảm, rễ củ bị rỗng ruột. 7. Những giai đoạn nào của cây cần nhiều nước và muối khoáng? a. Cây sắp đến thời kì thu hoạch b. Cây đang trong thời kì sinh trưởng mạnh, chuẩn bị ra hoa kết quả. c. Cây rụng là d. Cả a và b 8. Vì sao nói: Mỗi lông hút là một tế bào? a. Vì lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra. b. Vì mỗi lông hút đều cấu tạo bởi: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và không bào c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai Câu 2: Vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ, chú thích các bộ phận và nêu chức năng của các bộ phận CÂU HỎI NHẬN BIẾT Câu 3. Tìm thông tin trong cột B, cột C sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào câu trả lời. Cột A: Tên Trả lời Cột B: C/n đối với cây Cột C: Ví dụ rễ biến dạng 1. Rễ củ 1 A. Bám vào trụ giúp a. Củ cải 2. Rễ móc 2 cây leo lên b. Củ cà rốt 3
  3. 4. Thân to ra do sự phân chia và lớn lên của tế bào ở: a . Chồi ngọn. c. Chồi nách. b . Tầng phát sinh. d. Ruột. 5. Nhóm cây thường tỉa cành là: a. Cây mít, cây xoài, cây mía. c. Cây bạch đàn, cây lúa, cây cà chua b. Cây bạch đàn, cây xoan, cây đay. d. Cây bưởi, cây bông, cây cà phê. Câu 2: Trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển nước và muối khoáng của thân. Câu 3: Chú thích hình: Cấu tạo trong của thân non. Từ đó cho biết chức năng của mạch rây và mạch gỗ. Câu 4: Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn? CÂU HỎI NHẬN BIẾT Câu 5: Thân gồm những bộ phận nào? Em hãy cho biết thân dài ra do đâu? Câu 6: Hãy phân biệt được cành, chồi ngọn và chồi nách? Câu 7: Kể tên các loại thân và nêu đặc điểm của chúng? Cho ví dụ? CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 8: Giải thích vì sao người ta thường bấm ngọn các loại cây lấy hoa, quả trước khi ra hoa? E.CÂU HỎI CHƯƠNG IV Chủ đề: Lá Chuẩn cần đánh giá: + Kiến thức: - Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá. - Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá. - Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời biến chất vô cơ (nước, CO2 ,muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxy làm không khí luôn được cân bằng - Giải thích việc trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ. - Giải thích được ở cây hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ôxy để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 , H2O và sản sinh năng lượng. - Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí. - Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường. + Kĩ năng - Biết cách làm thí nghiệm lá cây thoát hơi nước, quang hợp và hô hấp. CÂU HỎI HIỂU Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1. Lá của nhóm cây nào sau đây thuộc loại lá đơn? a. Cây ổi, cây bàng, cây cam 5
  4. Câu 8:Nêu đặc điểm bên ngoài của lá? CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 9: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? Câu 10: Từ các dụng cụ: Túi giấy đen, cốc thuỷ tinh to, cây trồng trong cốc, diêm, tấm kín. a. Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh hiện tượng hộ hấp ở cây? b. Nêu khái niệm hô hấp là gì? G.CÂU HỎI CHƯƠNG V Chủ đề: Sinh sản sinh dưỡng Chuẩn cần đánh giá: + Kiến thức: - Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng(rễ, thân, lá). - Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người. - Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành. Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép. + Kĩ năng - Biết cách giâm, chiết, ghép CÂU HỎI HIỂU Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1. Thế nào là sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? a. Là sự sinh sản do hạt nảy mầm, không có sự can thiệp của con người. b. Là sự sinh sản bằng hạt có sự can thiệp của con người c. Là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá) . d. Cả a, b, c 2.Những hình thức nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ? a. Sinh sản bằng thân bò, bằng thân rễ, bằng lá. b. Sinh sản bằng rễ, bằng giâm cành, bằng lá. c. Cả a và b đều sai 3. Thế nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người? a. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tạo ra b. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được. c. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm nhân giống cây trồng d. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng như: giâm, chiết, ghép cây, nhân giống vô tính 4. Vì sao người ta thường chiết cành khi nhân giống cây hồng xiêm? a. Vì hồng xiêm khó ra rễ con nên phải dùng phương pháp chiết cành để làm cho ra rễ ngay trên cây rồi mới đem trồng thành cây mới 7
  5. 2. Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành hai nhóm: Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành hai nhóm: 3. Sau khi , trên đầu nhuỵ có rất nhiều Mỗi hút chất nhày ở đầu nhuỵ trương lên và nảy mầm thành một Tế bào sinh dục .được chuyển đến phần đầu của xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong ., khi tiếp xúc với phần đầu của mang TB sinh dục chui vào Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1. Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào? a. Gió, sâu bọ b. Con người, nước c. Cả a, b d. Cả a, b sai 2. Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có những đặc điểm gì? a. Có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt. b. Cấu tạo hạt phấn to và có gai c. Đầu nhuỵ có chất dính d. Cả a, b, c 3. Những hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? a. Hoa thường nằm ở ngọn cây, đầu cành b. Bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ c. Đầu nhuỵ có lông dính d. Cả a, b, c 4. Những hoa nở về ban đêm có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? a. Hoa thường có màu trắng nổi bật trong đêm b. Có mùi thơm đặc biệt c. Cả a, b d. Cả a, b đều sai 5. Sau khi thụ tinh, ở hoa có những biến đổi gì? a. Hợp tử phát triển thành phôi b. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi c. Bầu phát triển thàng quả chứa hạt d. Cả a, c, b 6. Quá trình hình thành hạt diễn ra như thế nào? a.ở noãn, TB hợp tử phát triển thành phôi b. Vỏ noãn hình thành vỏ hạt c. Bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt được hình thành từ phần còn lại của noãn d. Cả a, b, c 7. Vì sao có quả chỉ chứa một hạt? a. Tuỳ từng loại cây mà trong bầu nhuỵ chứa một noãn hay nhiều noãn . b. Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành một hạt 9
  6. Câu 12: Sau khi học xong bài hạt và các bộ phận của hạt có bạn nói rằng: Hạt lạc gồm 3 phần là vỏ, phôi,chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao? K.CÂU HỎI CHƯƠNG VIII Chủ đề: Các nhóm thực vật Chuẩn cần đánh giá: + Kiến thức: - Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản - Mô tả được quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử. - Mô tả được cây Hạt trần (ví dụ cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp. sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở. - Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả , hạt. Hạt nằm trong quả (hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép). - So sánh được thực vật thuộc lớp 2 lá mầm với thực vật thuộc lớp 1 lá mầm. - Nêu được công dụng của thực vật Hạt kín (thức ăn, thuốc, sản phẩm cho công nghiệp, ) - Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại. CÂU HỎI NHẬN BIẾT Câu 1: Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ? Câu 2: Kể tên các ngành thực vật em đã học ,nêu đặc điểm chính của từng ngành? Câu 3: Tại sao có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu ? Câu 4: Trình bày cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây rêu. CÂU HỎI HIỂU Câu 5: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín ? Vì sao thực vật hạt kín lại chiếm u thế hơn so với các nhóm thực vật khác ? Câu 6: Nêu đặc điểm chủ yếu phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm ? Câu 7:Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những điểm gì phân biệt? CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 8: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo . Câu 9: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt? L.CÂU HỎI CHƯƠNG IX Thông tin chung: Khối 6 Học kì II Chủ đề: Vai trò của thực vật Chuẩn cần đánh giá: + Kiến thức: - Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và người - Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật. + Kỹ năng 11