Nội dung ôn tập củng cố kiến thức học kỳ 1 môn Ngữ văn khối 7

Đề bài:

             Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya”

Học sinh viết bài phải đảm bảo bố cục 3 phần

  1. Mở bài:
  • Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Cảnh khuya” vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
  • Cảm nghĩ chung: Bài thơ để lại trong lòng người đọc ấn tượng vô cùng sâu sắc về bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc và nỗi thao thức của Bác Hồ kính yêu
doc 2 trang lananh 18/03/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập củng cố kiến thức học kỳ 1 môn Ngữ văn khối 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_cung_co_kien_thuc_hoc_ky_1_mon_ngu_van_khoi.doc

Nội dung text: Nội dung ôn tập củng cố kiến thức học kỳ 1 môn Ngữ văn khối 7

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC HỌC KỲ I Bài 8 MÔN: NGỮ VĂN –Khối : 7 TẬP LÀM VĂN- VĂN BIỂU CẢM SỬA BÀI TẬP Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” Học sinh viết bài phải đảm bảo bố cục 3 phần a. Mở bài: - Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Cảnh khuya” vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - Cảm nghĩ chung: Bài thơ để lại trong lòng người đọc ấn tượng vô cùng sâu sắc về bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc và nỗi thao thức của Bác Hồ kính yêu b. Thân bài: • Phát biểu về 2 câu đầu: Cảnh núi rừng Việt Bắc - Câu 1: + Thời gian, không gian → gợi thời điểm làm thơ, tiếng suối chảy róc rách, hẹn lên cảnh hùng vĩ ở Việt Bắc. + So sánh: Âm thanh như tiếng hát → tiếng suối trở nên có hồn, con người và thiêng nhiên gần gũi, giao hòa - Câu 2: Cảnh lung linh, huyền ảo, hòa quyện làm ta say mê. • Phát biểu về 2 câu: Tâm trạng của tác giả. + So sánh và điệp ngữ “chưa ngủ” → âm điệu thơ triền miên → linh hồn bức tranh đêm trăng là một con người thao thức. Bác thức cùng con suối, vầng trăng, cổ thụ, hoa lá. Bác thức vì nỗi nhớ nhà → Bác là nghệ sĩ, chiến sĩ, nặng lòng vì nước c. Kết bài: - Thơ Bác bộc lộ tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc - Trong thơ tâm hồn thi sĩ hòa quyện với người chiến sĩ Cách mạng. Chúng ta cảm phục, tự hào về Bác. Bài mới TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1. Văn nghị luận - Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Những tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.