Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8 - Phan Thanh Tâm

  1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 

Đề tài thực hiện trong phạm vi nghiên cứu ở phẩn một – Vẽ kĩ thuật, đối tượng là HS lớp 8 Trường THCS Vĩnh Hòa. Thời gian nghiên cứu từ đầu năm học 2010 – 2011 đến năm học 2011 – 2012. 

  1. Mục đích nghiên cứu:

Tạo điều kiện thuận lợi để HS học tốt và có thể áp dụng những đều học được vào trong sản xuất và cuôc sống hằng ngày, đồng thời gớp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.

doc 14 trang lananh 17/03/2023 5620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8 - Phan Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ve_hinh_chieu_trong_mon_co.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8 - Phan Thanh Tâm

  1. Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn công nghệ 8 Danh mục chữ cái viết tắt: 1. WTO: Tổ chức thương mại thế giới 2. HK: Học kì 3. THCS: Trung học cơ sở 4. SGK: Sách giáo khoa 5. HS : Học sinh 6. GV: Giáo viên Gv: Phan Thanh Taâm 1 Tröôøng THCS Vónh Hoøa
  2. Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn công nghệ 8 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong phạm vi nghiên cứu ở phẩn một – Vẽ kĩ thuật, đối tượng là HS lớp 8 Trường THCS Vĩnh Hòa. Thời gian nghiên cứu từ đầu năm học 2010 – 2011 đến năm học 2011 – 2012. IV. Mục đích nghiên cứu: Tạo điều kiện thuận lợi để HS học tốt và có thể áp dụng những đều học được vào trong sản xuất và cuôc sống hằng ngày, đồng thời gớp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. Tìm ra những giải pháp hữu hiệu để áp dụng trong việc giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng môn Công Nghệ ở đơn vị công tác, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học tập bộ môn Công Nghệ, từ đó làm cho học sinh càng thêm yêu thích môn học này. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Trong quá trình áp dụng sáng kiến của mình, bản thân tôi nhận thấy không chỉ học sinh hiểu bài, kỹ năng được nâng cao hơn mà học sinh còn trở nên yêu thích môn học hơn rất nhiều. Hs không chỉ có thể vẽ được các hình chiếu trong SGK mà còn có thể vẽ được một số hình phức tạp do giáo viên đưa ra. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Phương pháp dạy học môn Công Nghệ ở trường THCS phải luôn gắn liền việc dạy học kiến thức, kỹ năng với việc giáo dục rèn luyện con người với việc phát triển trí tuệ của học sinh. Cần chú ý các điểm sau: - Phương pháp dạy học phải kích thích học sinh hứng thú, khơi dậy và phát huy năng lực hoạt động nhận thức độc lập, năng lực tự học của học sinh. - Việc dạy học học sinh trong tập thể (nhóm, tổ) là cần thiết, có tác dụng giáo dục học sinh biết đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập nhưng việc dạy học phải nhằm phát triển tới mức tối đa mọi cá nhân học sinh theo đúng mục tiêu đào tạo. - Giáo viên phải thường xuyên nắm được kết quả học tập của học sinh, nắm được những thuận lợi và khó khăn của học sinh để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của Gv: Phan Thanh Taâm 3 Tröôøng THCS Vónh Hoøa
  3. Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn công nghệ 8 1. Một số loại nét vẽ cơ bản: a. Các nét vẽ: Tên gọi Nét vẽ Áp dụng 1. Nét liền đậm Cạnh thấy, đường bao thấy Đường đóng, đường kích thước, 2. Nét liền mảnh đường gạch gạch . . . 3. Nét đứt Cạnh khuất, đường bao khuất 4. Nét gạch chấm mảnh Đường tâm, đường trục đối xứng b. Chiều rộng: Chiều rộng của nét vẽ lấy trong dãy kích thước sau: 0,13 ; 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ; 1,4 ; 2 mm c. Cách vẽ: Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng (d) của nét đậm thường lấy bằng 0,5 mm và chiều rộng của nét mảnh lấy bằng d/2 (0,25mm). - Khe hở các nét đứt, nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 3d. - Các gạch ngắn trong nét đứt lấy khoảng 6d. - Các chấm trong nét gạch chấm mảnh 0,5d. - Các gạch trong nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 12d. Gv: Phan Thanh Taâm 5 Tröôøng THCS Vónh Hoøa
  4. Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn công nghệ 8 Khi vẽ hình chiếu ta tiến hành gỡ từng mặt đã được đánh số gián vào bảng và đó là hình chiếu của vật thể. Hướng dẫn HS tìm hiểu các mặt đó trên bảng vẽ dưới dạng các mặt phẳng. 3. Vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo: Giáo viên vẽ mẫu một hình chiếu trục đo, sau đó dựng các mặt phẳng hứng trên trục tọa độ Oxyz để hứng các hình chiếu. Qua đó HS hiểu rõ về phương pháp chiếu. Ta tiến hành vẽ theo các hình dưới đây : Hình 2. Trong không gian lấy ba mặt phẳng P1, P2 và P3 vuông góc với nhau: - Mặt phẳng (P1) thẳng đứng (hình chiếu đứng) - Mặt phẳng (P2) nằm ngang (hình chiếu bằng) - Mặt phẳng (P3) nằm ở bên phải (hình chiếu cạnh) Gv: Phan Thanh Taâm 7 Tröôøng THCS Vónh Hoøa
  5. Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn công nghệ 8 4. Cách ghi kích thước: Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật thể hiện độ lớn của vật thể, cần được ghi đầy đủ, rõ ràng. Muốn ghi kích thước cần vẽ các đường giống kích thước, đường ghi kích thước và viết chữ số kích thước. Một số quy định cơ bản về nguyên tắc ghi kích thước: -Chữ số kích thước chỉ trị số kích thước thật của vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ. - Trên bản vẽ kĩ thuật không ghi đơn vị đo sau trị số đo độ dài (mm) Gv: Phan Thanh Taâm 9 Tröôøng THCS Vónh Hoøa
  6. Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn công nghệ 8 PHẦN III: KẾT LUẬN. I. Bài học kinh nghiệm: Bản thân tôi nhận thấy rằng việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng trao dồi kiến thức, về phương pháp giảng dạy là một việc làm vô cùng cần thiết, giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, hứng thú, say mê học bộ môn công nghệ. Có như vậy mới đáp ứng được lòng tin yêu của học sinh và yêu cầu của xã hội nhất là trong thời buổi Công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện. Để đạt được những điều như trên, bên cạnh việc tự học, tự rèn, tự nghiên cứu thì người giáo viên còn phải có nhiệt huyết, yêu nghề, tận tâm với học sinh. Giáo viên phải có tinh thần học hỏi, nâng cao hiểu biết cho bản thân của mình, do đó việc học hỏi thêm qua việc dự giờ đồng nghiệp, để lắng nghe ý kiến rút kinh nghiệm của đồng nghiệp và Ban giám hiệu cũng là một bài học vô cùng quí giá đối với bản thân mỗi giáo viên. Kết hợp tốt các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, phát huy tính tích cực của người học, giáo viên phải biết hướng học sinh tìm ra tri thức thông qua mô hình, những hình ảnh trực quan sinh động giúp các em dễ hiểu bài, nắm sâu kiến thức hiểu bài ngay trên lớp và còn say mê hứng thú học tập bộ môn công nghệ nhiều hơn nữa. Cuối cùng để biết được một bài giảng đã đạt được ở mức độ nào, thì bản thân phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, cán bộ chuyên môn của tổ mang lưới nhận xét góp ý và đồng thời giáo viên cũng phải quan sát thái độ, sự nắm bắt kiến thức của học sinh từ đó rút kinh nghiệm cho những tiết học sau đạt hiệu quả hơn. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Tóm lại việc nâng cao chất lượng giảng dạy vẽ kĩ thuật ở môn công nghệ 8 bậc THCS là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi GV. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội thì đòi hỏi trước hết phải phát triển nguồn lực con người, cụ thể là phát triển thế hệ tương lai có trí thức, năng lực, biết cách tự học, rèn luyện các kĩ năng tư duy sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế vì thế mỗi GV phải quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng của đào tạo góp phần cùng ngành Giáo dục thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục của bậc học THCS, cung cấp một lực lượng lao Gv: Phan Thanh Taâm 11 Tröôøng THCS Vónh Hoøa
  7. Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn công nghệ 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục 2. Sách giáo viên Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục 3. Sách thiết kế Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục 4. Sách bài tập Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục 5. Sách vẽ kĩ thuật - Nhà xuất bản Giáo dục Gv: Phan Thanh Taâm 13 Tröôøng THCS Vónh Hoøa