Ma trận đề kiểm tra Tiếng việt 8 (Có đáp án)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Về kiến thức: 

Đánh giá kết quả học tập Tiếng Việt học kì I của bản thân học sinh.

2. Về kĩ năng: 

 Biết cách sử dụng đúng từ ngữ để nâng cao hiệu quả diễn đạt; biết sử dụng đúng các loại dấu câu.

3. Về thái độ: 

Biết yêu tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn đề, đáp án; hướng dẫn HS chuẩn bị.

- HS: ôn lại các nội dung đã học về truyện kí hiện đại VN trong chương trình HKI lớp 8.

C. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:

1. Nội dung: Các bài tiếng Việt đã học ở học kì 1.

2. Phương pháp: phân tích ngôn ngữ (làm bài  tự luận)

doc 10 trang lananh 17/03/2023 4780
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra Tiếng việt 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docma_tran_de_kiem_tra_tieng_viet_8_co_dap_an.doc

Nội dung text: Ma trận đề kiểm tra Tiếng việt 8 (Có đáp án)

  1. Ngày soạn: Tuần 15 Ngày dạy: Tiết 60 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 1. Về kiến thức: Đánh giá kết quả học tập Tiếng Việt học kì I của bản thân học sinh. 2. Về kĩ năng: Biết cách sử dụng đúng từ ngữ để nâng cao hiệu quả diễn đạt; biết sử dụng đúng các loại dấu câu. 3. Về thái độ: Biết yêu tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ: - GV: Soạn đề, đáp án; hướng dẫn HS chuẩn bị. - HS: ôn lại các nội dung đã học về truyện kí hiện đại VN trong chương trình HKI lớp 8. C. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý: 1. Nội dung: Các bài tiếng Việt đã học ở học kì 1. 2. Phương pháp: phân tích ngôn ngữ (làm bài tự luận) D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA: 1. ổn định: 1’ ( vào sớm) 2. KTBC : không 3. GTBM: GV giới thiệu mục tiêu bài KT. Nhắc hs một số yêu cầu chung về nội dung và hình thức bài viết. 4. Tổ chức các hoạt dộng dạy- học trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt HĐ1: Cho HS làm bài (45’) - Phát đề - Nhắc nhở HS làm bài - Nhận đề. nghiêm túc, chất lượng. - Đọc kĩ đề, làm bài theo đúng -Theo dõi việc làm bài của yêu cầu đề. HS, nhắc nhở thái độ sai. - Làm bài nghiêm túc, chất * Đảm bảo các yêu cầu về nội HĐ2: Thu bài (1’) lượng. dung và hình thức. - Thu bài. - Kiểm tra số lượng bài nộp. -Nộp bài đúng thời gian. HĐ3: Nhận xét (1’) - Nhận xét tinh thần, thái độ làm bài. - Nêu hướng phát huy ưu -Nghe, rút kinh nghiệm. điểm, khắc phục hạn chế. I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS 1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Về kiến thức:
  2. hệ từ hoặc bỏ bớt quan hệ từ. - Phân tích cấu tạo của câu đơn, câu ghép. II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực 1.Nhận biết: Câu 1: Nêu đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh. Cho ví dụ.(2 đ) Đáp án: - Từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật (0.5 đ). VD: Lom khom, lẻo khoẻo (0.5 đ) - Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (0.5 đ) VD: Ồm ồm, ào ào (0.5 đ) Câu 2:Thế nào là trường từ vựng. Cho ví dụ và gạch chân trường từ vựng. (2 đ) Đáp án: TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa (1 đ) VD: xe cộ, xe đạp, xe máy, xe ô tô . (1 đ) Câu 3:Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?(2 đ) Đáp án: - Từ ngữ địa phương chỉ dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định (1 đ) - Biệt ngữ xã hội chỉ dùng cho một tầng lớp xã hội nhất định ( 1 đ) Câu 4:Thế nào là nói quá? Cho ví dụ.(2 đ) Đáp án: - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh ý, tăng sức biểu cảm. làm lời nói thêm sinh động. (1.5 đ) VD: Đen như than (0.5 đ) 2.Thông hiểu: Câu 1: Xác định biện pháp nói quá và cho biết ý nghĩa của biện pháp nói quá trong các câu sau: (3 điểm) a) Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than. ( Ca dao) b) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( Hoàng Trung Thông) c)Trắng như bông lòng anh không chuộng Đen như cục than hầm làm ruộng anh thương Đáp án: a)Như đứng than: diễn tả quá mức nỗi nhớ và sự mong mỏi, trông chờ, của nhân vật trữ tình trong câu ca dao ( 1 đ) b)Sỏi đá cũng thành cơm: làm những việc khó khăn nhất ( 1 đ) c)Trắng như bông: rất trắng (0.5 đ) Đen như cục than hầm: rất đen (0. 5 đ) Câu 2: Xác định biện pháp nói giảm nói tránh và cho biết ý nghĩa của biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau: (3 điểm)
  3. b. Lan / là người bạn tốt của tôi. cn vn  Câu đơn. Câu 2: Cho các cặp quan hệ từ sau: a) Nếu thì b) Vì nên c) Tuy nhưng Hãy đặt ba câu ghép có chứa các cặp quan hệ từ trên và chuyển đồi câu ghép bằng một trong hai cách: Đảo các vế câu hoặc bỏ bớt quan hệ từ trong câu đó. (3 điểm) Đáp án: Đặt mỗi câu đúng 0.5 đ, Chuyển đổi mỗi câu đúng 0.5 đ 4.Vận dụng cao: Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 4- 6 câu, chủ đề tự chọn, có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. ( 2 điểm) Đáp án: Đoạn văn đúng yêu cầu, ít nhất 4 câu (1 đ) Có dùng 3 loại dấu câu đúng ( 1 đ) Câu 2: Từ Hán Việt nếu dùng không phù hợp sẽ có tác dụng không hay. Em hãy nêu ví dụ và giải thích vì sao như vậy. Đáp án: Ví dụ: Ngoài sân, trẻ con đang vui đùa Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa. (1 đ) Giải thích: Trong những hoàn cảnh cụ thể, để giữ cho lời ăn tiếng nói tự nhiên, trong sáng thì nên dùng từ thuần Việt (1 đ) Câu 3: Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép. Gạch dưới câu ghép. (2 đ) Câu 4: Đáp án: - Có liên kết, có ít nhất 1 câu ghép (1.5 đ) - Gạch dưới (0.25 đ) - Sáng tạo (0.25 đ) III. Xây dựng đề kiểm tra (theo định hướng phát triển năng lực) * MA TRẬN ĐỀ:
  4. Câu 2: Xác định biện pháp nói quá và cho biết ý nghĩa của biện pháp nói quá trong các câu sau: (3 điểm) a) Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than. ( Ca dao) b) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( Hoàng Trung Thông) c) Trắng như bông lòng anh không chuộng Đen như cục than hầm làm ruộng anh thương. ( Ca dao) Câu 3: Cho các cặp quan hệ từ sau: d) Nếu thì e) Vì nên f) Tuy nhưng Hãy đặt ba câu ghép có chứa các cặp quan hệ từ trên và chuyển đồi câu ghép bằng một trong hai cách: Đảo các vế câu hoặc bỏ bớt quan hệ từ trong câu đó. (3 điểm) Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 4- 6 câu, chủ đề tự chọn, có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. ( 2 điểm) ĐÁP ÁN Câu 1: - Từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật. Cho ví dụ ( 1 đ) - Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của tự nhien, của con người. Cho ví dụ (1 đ) Câu 2: - Xác định đúng: a) Như đứng than: diễn tả quá mức nỗi nhớ và sự mong mỏi, trông chờ, của nhân vật trữ tình trong câu ca dao ( 1 đ) b) Sỏi đá cũng thành cơm: làm những việc khó khăn nhất ( 1 đ) c) Trắng như bông: rất trắng (0.5 đ) Đen như cục than hầm: rất đen (0. 5 đ) Câu 3: Đặt mỗi câu đúng 0.5 đ, Chuyển đổi mỗi câu đúng 0.5 đ Câu 4: Đoạn văn đúng yêu cầu, ít nhất 4 câu, có dùng 3 loại dấu câu ( 2 đ) Đề 2 : MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8 TEÂN CAÙC CAÁP ÑOÄ TÖ DUY
  5. a) Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. b) Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. Câu 3: Phân tích cấu tạo của những câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép? a. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. b. Lan là người bạn tốt của tôi. Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép. Gạch dưới câu ghép. (2 đ) ĐÁP ÁN ĐỀ 2: Câu 1: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh ý, tăng sức biểu cảm. làm lời nói thêm sinh động. (1.5 đ) VD: Đen như than (0.5 đ) Câu 2: - câu a: nói quá; câu b: nói giàm nói tránh (1 đ) - Ý nghĩa: + Nói quá: nêu quá mức tình cảm nhớ nhung của con người (1 đ) + Nói giảm nói tránh: chỉ về cái chết (1 đ) câu 3: a. Cây non /vừa trồi, lá /đã xoà sát mặt đất. cn vn cn vn (0.5 đ) => Câu ghép. (1 đ) b. Lan / là người bạn tốt của tôi. cn vn (0.5 đ)  Câu đơn (1 đ)