Ngân hàng câu hỏi học kì 1 môn Sinh học 6 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Chủ đề 1: cơ thể sống và nhiệm vụ sinh học

Câu 1: (Nhận biết; thời gian đủ để làm bài 3phút)

Trong những dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống?

A/ Lớn lên, sinh sản.

B/ Di chuyển.

C/ Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải.

D/ Cả A, C.

Đáp án :      D

Câu 2: (Hiểu; thời gian đủ để làm bài 3phút)

Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu chung của cơ thể sống?

a. Lớn lên.     b. Di chuyển.            c. Sinh sản                 d. Trao đổi chất với môi trường.

Đáp án :      b

docx 30 trang lananh 18/03/2023 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi học kì 1 môn Sinh học 6 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_6_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi học kì 1 môn Sinh học 6 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. Ngân hàng Câu hỏi sinh 6 học kì I năm học 2019-2020 Chủ đề 1: cơ thể sống và nhiệm vụ sinh học Câu 1: (Nhận biết; thời gian đủ để làm bài 3phút) Trong những dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống? A/ Lớn lên, sinh sản. B/ Di chuyển. C/ Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải. D/ Cả A, C. Đáp án : D Câu 2: (Hiểu; thời gian đủ để làm bài 3phút) Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu chung của cơ thể sống? a. Lớn lên. b. Di chuyển. c. Sinh sản d. Trao đổi chất với môi trường. Đáp án : b Câu 3: (Vận dụng;; thời gian đủ để làm bài 5 phút) Trình bày các đặc điểm chung của cơ thể sống? Đáp án : - Có sự trao đổi chất với môi trường. - Lớn lên, sinh sản. Câu 4: (Vận dung cao ,thời gian đủ để làm bài 5 phút) Tại sao nói sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú? Đáp án : Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú, bao gồm các nhóm lớn là: Vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật Chúng sống ở nhiều môi truờng khác nhau. Câu 5: (Vận dụng; , thời gian đủ để làm bài 5 phút) Thực vật có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ từ nước, muối khoáng trong đất, khí cacbonic trong không khí là nhờ:
  2. Thực vật có hoa có cơ quan nào sau đây: A/ Cơ quan dinh dưỡng, cơ quan sinh sản. B/ Chỉ có cơ quan sinh sản. C/ Chỉ có cơ quan dinh dưỡng D/ Cả A, B, C đều đúng. Đáp án : A Câu 10: (Vận dụng cao, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Nhóm thực vật nào sau đây là thực vật có hoa: A/ Cây chanh, cây trầu không, cây lúa, cây xoài. B/ Cây phượng, cây trầu không, cây lúa, cây cam. C/ Cây phượng, dương xỉ, cây lúa, cây vải. D/ Cây phượng, cây cam., cây lúa, cây vải. Đáp án : A Câu 11:(Hiểu; kiến thức đến tuần 2, thời gian đủ để làm bài 3 phút) Nhóm cây nào sau đây gồm toàn nhóm cây 1 năm : A. Cây mít, cây xoài, cây hồng. B. Cây cải, cây sắn, cây đậu. C. Cây sắn, cây chanh, cây ổi. D. Cây cam, cây quýt, cây cải. Đáp án : B Câu 12::(Vận dụng; kiến thức đến tuần 2; thời gian đủ để làm bài 3 phút) Nhóm cây nào sao đây gồm toàn cây không hoa : A. Cây rêu, cây dương xỉ, cây thông. B. Cây ổi, cây mận, cây bưởi. C. Cây lúa, cây dừa, cây rêu. D. Cây phượng, cây dừa, cây thông.
  3. Nhắc lại các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật? Đáp án : - Dùng kim mũi mác lấy tế bào từ vật mẫu. - Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, để tế bào bản kính rồi đậy lá kính lên. - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. - Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. - Chọn một TB xem rõ nhất, vẽ hình. Câu 18: (Vận dụng cao; kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Trình bày các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào vảy hành? Đáp án : - Dùng kim mũi mác lấy tế bào vảy hành từ củ hành tươi. - Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước đặt vảy hành sát bản kính, rồi đậy lá kính lên. - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. - Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. - Chọn một TB xem rõ nhất, vẽ hình. Câu 19: (nhận biết; kiến thức đến tuần 4,thời gian đủ để làm bài 7 phút) Màng sinh chất có chức năng: A. Bao bọc ngoài chất tế bào. B. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định. C. Điều khiển hoạt động sống của tế bào. D. Chứa dịch tế bào. Đáp án : A Câu 20: (Hiểu; kiến thức đến tuần 4, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Trình bày cấu tạo của tế bào TV? Đáp án : - Vách tế bào ( chỉ có ở tế bào TV)
  4. Đáp án : B Câu 23: Hiểu, thời gian đủ để làm bài 10 phút) Mô tả thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng? Thí nghiệm chứng minh cây cần nước: Trồng 2 cây cải tươi tốt như nhau vào 2 chậu A và B Chậu A: Tưới nước Chậu B: Không tưới nước Sau một thời gian có kết quả như sau: chậu A cây vẫn tươi tốt, chậu B cây héo rồi chết. Kết luận: Cây rất cần nước. Thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng: Trồng cây như nhau trong 2 chậu A và B Chậu A có đủ nước và muối khoáng: đạm, lân và kali. Chậu B thiếu muối đ ạm. Sau 1 thời gian có kết quả sau: Chậu A cây phát triển tươi tốt, chậu B cây phát triển chậm Kết luận: cây cần các loại muối khoáng Câu 23: (Vận dụng; kiến thức đến tuần 5, thời gian đủ để làm bài 7 phút) Trong những nhóm sau đây, nhóm nào gồm toàn những cây rễ cọc? A/ Cây tỏi, cây bưởi, cây cải B/ Cây lúa, cây hồng xiêm, cây ớt C/ Cây đa, cây ổi, cây mít D/ Cây cau, cây ngô, cây đu đủ Đáp án : C Câu 24: (vận dụng cao ,thời gian đủ để làm bài 7 phút) Trong những nhóm cây sau, nhóm cây nào gồm toàn cây rễ chùm? A/ Cây bí, cây mướp, cây ngô. B/ Cây lúa, cây hành, cây ngô
  5. Câu 30.: (vận dụng; kiến thức đến tuần 6; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Những loại cây trồng cần dùng nhiều muối đạm là: A/ Rau cải, ngô, khoai lang, cà rốt. B/ Rau cải, cải bắp, su hào, rau muống. C/ Lúa, cải bắp, đậu tương, rau muống. C/ Lúa, khoai lang, cà rốt., rau muống. Câu 31.: (Nhận biết; kiến thức đến tuần 6; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng ? Đáp án: - Rễ củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả. - Rễ móc bám vào trụ giúp cây leo lên - Rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí - Giác mút lấy thức ăn từ cây chủ. Câu 32.: (Hiểu; kiến thức đến tuần 6; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? a. Khi ra hoa, củ nhanh bị hư hỏng b. Khi ra hoa chất dinh dưỡng tập trung nuôi hoa, làm giảm chất lượng và khối lượng củ. c. Khi ra hoa cây ngừng sinh trưởng, khối lượng củ không tăng d. Khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ giảm, rễ củ bị rỗng ruột. Đáp án: D Câu 33.: (Vận dụng; kiến thức đến tuần 6; thời gian đủ để làm bài 7 phút) . Tìm thông tin trong cột B, cột C sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào câu trả lời.
  6. Thân cây gồm: a. Thân chính, cành b. Chồi ngọn và chồi nách c. Hoa cà quả d. Cả a và b Đáp án: D Câu 35.: (Hiểu; kiến thức đến tuần 7; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3 loại là: a. Thân quấn, tua cuốn, thân bò b. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ c. Thân đứng, thân leo, thân bò d. Thân cứng, thân mềm, thân bò Đáp án: C Câu 36.: (vận dụng; kiến thức đến tuần 7; thời gian đủ để làm bài 7 phút) . Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời. Cột A: Các Trả lời Cột B: Tên cây loại thân 1. Thân 1 . a. Cây ổi g. Cây na đứng 2 . b. Cây bạch đàn h. Cây dừa 2. Thân leo 3 . c. Cây mướp i. Cây xoài 3,. Thân d. Cây bí xanh j. Cây đậu Hà Lan bò e Cây rau má Đáp án: 1. Thân đứng: Cây ổi, Cây bạch đàn, Cây na, cây dừa, Cây xoài, Cây đậu Hà Lan 2. Thân leo: Cây mướp, Cây bí 3,. Thân bò:Cây rau má
  7. - Đều gồm vỏ ( biểu bì, thịt vỏ), Trụ giữa (mạch rây, mạch gỗ, ruột ). - Khác nhau : - Miền hút biểu bì có lông hút còn thân non không có - Miền hút của rễ mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ còn thân non mạch rây ở ngoài , mạch gỗ ở trong. Câu 41.: (nhận biết; kiến thức đến tuần 8; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Vỏ của thân non gồm những bộ phận nào? a. Gồm thịt vỏ và mạch rây b. Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột c. Gồm biểu bì và thịt vỏ d. Gồm thịt vỏ và ruột Đáp án: C Câu 42.: (Hiểu; kiến thức đến tuần 8; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Cột A: Các BP Trả lời Cột B: Chức Năng thânnon 1. Biểu bì 1 a. Vận chuyển nước và muối khoáng 2. Thịt vỏ 2 b. Vận chuyển chất hữu cơ 3. Mạch rây 3 c. Bảo vệ các bộ phận bên trong 4. Mạch gỗ 4 d. Dự trữ và tham gia quang hợp 5. Ruột 5 e. Dự trữ Câu 43.: (Nhận biết; kiến thức đến tuần 8; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Do đâu mà đường kính của các cây gỗ trưởng thành to ra? a. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở chồi ngọn b. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ c. Do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh trụ d. Cả b, c Đáp án: D
  8. C/ Vỏ D/ Trụ giữa Đáp án: A Câu 49.: (vận dụng; kiến thức đến tuần 9; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng ? Đáp án: - Cắm cành hoa trắng vào cốc nước màu (đỏ hoặc xanh ). - Để chỗ thoáng , một thời gian sau quan sát thấy cánh hoa có màu (đỏ hoặc xanh) - Cắt ngang cành hoa thấy phần mạch gỗ bị nhuộm màu (đỏ hoặc xanh ) - Kết luận : Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng. Câu 50: (Nhận biết; kiến thức đến tuần 9; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Trong những nhóm cây nào sau, nhóm nào gồm toàn cây mọng nước? a. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng b. Cây sống đời, cây húng chanh, cây táo c. Cây su hào, cây cải,.cây ớt d. Cây rau muống, cây hoa hồng, cây hoa cúc Đáp án: a Câu 51: (Hiểu; kiến thức đến tuần 9; thời gian đủ để làm bài 7 phút) Kể tên một số loại thân biến dạng? Ví dụ mỗi loại? Đáp án: - Thân củ: VD: củ su hào, củ hành tây, củ khoai tây . - Thân rễ: VD: củ nghệ, củ gừng, củ khoai lang . - Thân mọng nước: Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng .
  9. Trong chuông A bỏ thêm một cốc nước vôi trong, đễ hấp thụ khí cacbonic trong chuông Đặt cả 2 chuông ra chổ nắng. Sau 5 – 6 giờ ngắt lá ở mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng. Lá chuông A màu vàng. Lá cây ở chuông B có màu xanh tím Kết luận: thiếu khí Cacboníc cây không thể chế tạo được tinh bột. Câu 9: Mô tả thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây. Dùng hai chuông màu đen A và B úp lên hai tấm kính ướt: + Chuông A: có một cốc nước vôi và một chậu cây + Chuông B: Một cốc nước vôi trong Sau 6 giờ có kết quả sau: + Cốc nước vôi ở cốc A có lớp váng dày + Cốc nước vôi ở cốc B có lớp váng mỏng. Kết luận: Khi hô hấp cây nhả ra khí cacbonic Câu 10 : Thí nghiệm chứng minh cây cần khí Oxi khi hô hấp Đặt 1 chậu cây vào cốc thuỷ tinh to, lấy tấm kính thuỷ tinh đậy lại, lấy bao giấy đen bao bên ngoài. Sau 4 giờ, dịch nhẹ tấm kính, cho que đóm đang cháy vào. Kết quả: Que đóm bị tắt. Kết luận: Khi hô hấp cây hút khí oxi Câu 11: Sơ đồ sự hô hấp. Chất hữu cơ+ khí oxi Năng lượng + khí cacbonic + hơi n ước. Ý nghĩa của hô hấp: Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp. Cần làm cho đất thoáng khí tạo điều kiện cho hạt đang nẩy mầm và bộ rễ cây hô hấp tốt góp phần nâng cao năng suất. Câu 12: mô tả thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước qua lá. Dùng 2 lọ thuỷ tinh đổ vào đó lượng nước bằng nhau, trên có một lớp dầu. + Lọ A cắm một cây có đầy đủ rễ thân lá. + Lọ B cắm một cây chỉ có rễ thân.