Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 7 học kì 2 - Năm học 2018-2019

1. Câu hỏi nhận biết:

  Câu 1: viết lại hai câu tục ngữ nói về thiên nhiên, lao động sản xuất. 

   Đáp án: -Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

                  Ngày tháng mười chưa cười đã tối

                 -Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa   

  Câu 2: Hãy viết lại hai câu tục ngữ nói về con người, xã hội.

  Đáp án: -Một mặt người bằng mười mặt của

                -Một cây làm chẳng nên non

Câu 3: 

  Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt được dùng với những tác dụng nào?

Đáp án: 

   Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ   

   Câu đặc biệt dùng để:

    -Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn

    -Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

    -Bộc lộ cảm xúc

    -Gọi đáp

docx 10 trang lananh 18/03/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 7 học kì 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_ngu_van_7_hoc_ki_2_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 7 học kì 2 - Năm học 2018-2019

  1. NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 7 Học kì II – năm học 2018 - 2019 1. Câu hỏi nhận biết: Câu 1: viết lại hai câu tục ngữ nói về thiên nhiên, lao động sản xuất. Đáp án: -Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối -Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa Câu 2: Hãy viết lại hai câu tục ngữ nói về con người, xã hội. Đáp án: -Một mặt người bằng mười mặt của -Một cây làm chẳng nên non Câu 3: Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt được dùng với những tác dụng nào? Đáp án: Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ Câu đặc biệt dùng để: -Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn -Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng -Bộc lộ cảm xúc -Gọi đáp Câu 4: Thế nào là rút gọn câu? Người ta thường rút gọn câu để làm gì? Đáp án: Câu rút gọn là câu được lược bỏ một số thành phần câu hoặc cả nòng cốt câu Người ta rút gọn câu để câu ngắn gọn hơn, tránh lặp lại từ đã dùng ở câu trước, thông tin nhanh hơn hoặc ngụ ý hành động nói trong câu là của chng mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Câu 5: Câu rút gon là: A.câu có thể vắng chủ ngữ B.Câu có thể vắng vị ngữ C.Câu có thể vắng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ D.Câu có thể vắng các thành phần phụ Câu 6: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi: “Hằng ngày, cậu dnh2 thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” A.Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách là nhiều nhất B.Đọc sách là việc mình dành thời gian nhiều nhất C.Tất nhiên là đọc sách D.Đọc sách Đáp án: C Câu 7: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn? A.Ai cũng phải học đi đôi với hành B.Học đi đôi với hành C.Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành
  2. Bà xuống giọng: Không rủ nhau đi chơi đấy chứ? Tuyết: Không” Đáp án: “Không”: Chưa hợp lí -> cộc lốc, thiếu lễ phép với người lớn Câu 4: Vì sao nói tục ngữ là túi khôn của nhân dân ? Đáp án: Vì nội dung tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt giúp con người thông thái hơn có thể lí giải các vấn đề trong xã hội. Câu 5: Hãy nêu nhận xét của em về 2 câu tục ngữ: “Người ta là hoa đất” và “Người sống đống vàng”. (Thông hiểu) Đáp án: 2 câu tục ngữ tuy mang những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ nhưng đều thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp (như hoa) và giá trị của con người (như vàng) 3. Câu hỏi vân dụng thấp: Câu 1: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ Bác đã chỉ ra đặc điểm nổi bật của dân tộc ta là gì? Đặc điểm ấy đã được chứng minh như thế nào? Em phải làm gì để xứng đáng với truyền thống của ông cha? Đáp án: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Chứng minh: -Xưa: Bà Trưng, Bà Triệu -Nay: Cụ già – nhi đồng ->Em phải ra sức học tập để xây dựng đất nước sau này. Phải giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ . Câu 2: Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã chỉ ra đặc điểm tiêu biểu của tiếng Việt là gì? Đặc điểm ấy đã được chứng minh như thế nào? Em phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng ấy? Đáp án: Tiếng việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng` hay. Chứng minh: -Nhận xét của người nước ngoài, của một giáo sĩ phương Tây -Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú -Từ vựng dồi dào ->Em phải bảo tồn và phát huy bản sắc ấy. Em sẽ không viết tắt, không chạy theo xu hướng đơn giản hóa hoặc phức tạp hóa tiếng Việt Câu 3: Đặt câu có thêm trạng ngữ. Xác định trạng ngữ và công dụng của trạng ngữ được dùng Đáp án: Đặt câu đúng cấu trúc, có thêm trạng ngữ hợp lí, xác định đúng trạng ngữ và công dụng đang dùng 4. Câu hỏi vận dụng cao: Câu 1: Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác Hồ qua các mặt. Qua đó, em học tập ở bác điều gì? Đáp án: Chứng minh: -Bữa cơm -Cái nhà
  3. Tổng số câu Số câu 1 Số câu 2 Số câu 1 Số câu 1 Tổng số điểm Số điểm 1 Số điểm 3 Số điểm 2 Số điểm 4 Tỉ lệ % TL 10% TL 30% TL 20% TL 40% KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Học kì II – năm học : 2018 - 2019 Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn? Câu nào là câu đặc biệt? Vì sao em biết? (2đ) a.Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao b.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây c.Tấc đất, tấc vàng d.Một tiếng trống e.Hoa nở Câu 2: Câu đặc biệt thường được dùng với những tác dụng gì? (2đ) Câu 3: Trong tình huống sau có câu rút gọn nào dùng chưa hợp lí? Vì sao? Hãy sửa lại cho hợp lí. (2đ) Khoảng nữa tiếng sau, thấy Lan vẫn còn ngồi xem tivi, mẹ hối thúc: -Đến giờ đi học rồi kìa! Ngồi mãi thế? Lan giả vờ không nghe thấy. Bỗng có tiếng Hạnh cất lên từ ngoài cổng: -Lan ơi! Đi học! Lan càu nhàu: -Học với chả học. Chán chết! Mẹ từ ngoài bước vào: -Con làm sao thế? -Có sao đâu. Câu 4: Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu, trong đó có dùng câu rút gọn và câu có thêm trạng ngữ. Xác định chúng và cho biết tác dụng cụ thể từng trường hợp dùng. (4đ) Hết
  4. KIỂM TRA VĂN Học kì II – Năm học: 2018 – 2019 Câu 1: viết lại hai câu tục ngữ nói về thiên nhiên, lao động sản xuất và hai câu tục ngữ nói về con người, xã hội. (2đ) Câu 2: Hãy giải nghĩa, so sánh hai câu tục ngữ: -Không thầy đố mày làm nên -Học thầy không tày học bạn Theo em hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau hay không? Vì sao? (2đ) Câu 3: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ Bác đã chỉ ra đặc điểm nổi bật của dân tộc ta là gì? Đặc điểm ấy đã được chứng minh như thế nào? Em phải làm gì để xứng đáng với truyền thống của ông cha? (3đ) Câu 4: Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác Hồ qua các mặt. Qua đó, em học tập ở bác điều gì? (3đ) Hết KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN Học kì II – năm học: 2018 – 2019 Đề: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống Dàn bài 1/Mở bài: Nêu mối quan hệ giữa con người với môi trường 2/Thân bài: -giải nghĩa: Môi trường -Con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời (con người không thể sống thiếu nước, không khí ) -Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (dẫn chứng) -Môi trường đang gây hại cho sức khỏe của con người (dẫn chứng) -Con người cần chung tay bảo vệ môi trường 3/Kết bài: Mọi người nên có ý thức bảo vệ môi trường Hết MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7( 2018-2019) MứMức độ Nhận biết, thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Tên chủ đề 1 Văn bản: Giúp hs nhận biết được Tinh thần yêu tác phẩm, tac giả, xác nước của nhân định được phương thức dân ta biểu đạt của văn bản
  5. Câu 2: (5,0 điểm). Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Hết PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC KIỂM TRA HKII TRƯỜNG THCS NHUẬN PHÚ TÂN NĂM HỌC: 2018– 2019 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề) Câu 1: (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0điểm). b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (1,0điểm) c. Tìm các câu rút gọn có trong đoạn trích. Cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm) d. Viết đoạn văn (không quá 5 câu) với câu chủ đề sau: Lòng yêu nước ban đầu là long yêu những vật tầm thường nhất. (2,0 điểm) Câu 2: (5,0 điểm). Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN( KHOI 7) A. Lưu ý chung - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. B. Hướng dẫn cụ thể Câu Nội dung Điểm 1 a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh 1,0 đ ( 5,0 đ) b. Phương thức biểu đạt chính : Nghi luận 1,0 đ c. Nêu đúng 3 câu rút gọnCó khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ 0,75 đ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” - Nêu được thành phần rút gọn là chủ ngữ 0,25 đ