Nội dung tham luận Giải pháp tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

        Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương và cho đất nước nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch từ đầu năm học. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, kết quả vòng Huyện, Tỉnh có những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi học sinh giỏi chung của toàn trường.

      1.Thuận lợi:

docx 3 trang lananh 17/03/2023 3300
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tham luận Giải pháp tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_tham_luan_giai_phap_to_chuc_co_hieu_qua_cong_tac_bo.docx

Nội dung text: Nội dung tham luận Giải pháp tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

  1. NỘI DUNG THAM LUẬN GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương và cho đất nước nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch từ đầu năm học. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, kết quả vòng Huyện, Tỉnh có những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi học sinh giỏi chung của toàn trường. 1.Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của Ban giám hiệu. - Cơ sở vật chất khá đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt. - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm liền. - Học sinh hiếu học, phụ huynh quan tâm. 2. Khó khăn: - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải đảm bảo chất lượng đại trà vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần hạn chế. - Học sinh học chương trình chính khóa quá nhiều môn, do đó có phần ảnh hưởng đến thời gian dạy và học. Các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng học sinh giỏi, dẫn đến kết quả không cao là điều tất yếu. - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa có cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi cũng chưa cao. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi: 3.1 Về công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi - Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019. - Căn cứ vào số lượng giáo viên và trình độ đào tạo của giáo viên trng trường. - Căn cứ vào kết quả của tổ trong các năm học trước. 3.2 Đối với Ban giám hiệu và các giáo viên phụ trách tổ - Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có tâm huyết, năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên. - Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cố gắng phân công giáo viên dạy bồi dưỡng. - Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình lâu dài và phải quyết tâm
  2. 3.7 Đối với học sinh Bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực độc lập nghiên cứu của học sinh. - Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm, tạo nguồn từ đầu câp học. - Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt các em đạt được những thành công từ thấp đến cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành vững chắc và đạt được thành tích cao. - Học sinh phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của học tập. - Học sinh phải yêu thích mn6 học, say mệ trong học tập và ham học hỏi. - Học sinh phải cần cù tích lũy và chăm chỉ rèn luyện, ngoài dọc sách giáo khoa học sinh còn đọc sách tham khảo và tài liệu khác. 3.8 Đối với phụ huynh - Quan tâm điều kiện, động viên con em tích cực học tập tốt hơn. - Trang bị đầy đủ tài liệu học tập, dụng cụ học tập. - Thường xuyên liên lạc với thầy cô giáo nhà trường để nắm tình hình học tập của học sinh. - Biết năng lực của học sinh để tạo điều kiện tốt nhất, tuyệt đối không xem nhẹ và phân biệt các môn học bồi dưỡng. 3.9 Sự phối hợp với các tổ chức trong trường và khen thưởng - Để hỗ trợ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Chi đoàn, Công doàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, cũng cần có nhiều quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Trên đây là một vài kinh nghiệm và giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân trong thời gian qua, mong sự góp ý của quý thầy cô.