Sáng kiến kinh nghiệm Dạy làm thơ bảy chữ trong chương trình Ngữ văn
3.1.Trình trạng giải pháp đã biết
Môn văn là môn học có vai trò rất quan trọng vì nó vừa cung cấp kiến thức, vốn sống vừa góp phần hình thành tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Nhưng trong thực tế hiện nay đa số học sinh chán học văn, chất lượng bộ môn không cao như các môn học khác. Đặc biệt trong tiết tập làm thơ bảy chữ ở chương trình ngữ văn 8 các em vẫn còn lủng túng, thụ động mặc dù các em đã có tập làm thơ ở lớp 6 và lớp 7. Bản thân đã nhiều năm giảng dạy ngữ văn 8, tôi nhận thấy học sinh đa số đều chưa biết làm thơ phải bắt đầu từ đâu, giáo viên yêu cầu, học sinh cũng làm nhưng rất qua loa, làm cho có hình thức chứ không mang đến chất lượng. Trước tỉnh hình đó, tôi thiết nghĩ cần phải quan tâm tích cực hơn đối với tiết học làm thơ bảy chữ của học sinh lớp 8 .
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_lam_tho_bay_chu_trong_chuong_trinh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy làm thơ bảy chữ trong chương trình Ngữ văn
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Mã số: . Kính gửi: thường trực hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Tôi ghi tên dưới đây Trình độ Số Họ tên tác giả Ngày sinh Nơi công tác Chức vụï chuyên TT môn Trường 1 Cao Thị Thái Hiền 02.06.1975 THCS Nhuận Giáo viên ĐHSP Văn Phú Tân -Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “Dạy làm thơ bảy chữ trong chương trình ngữ văn 8” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn ( môn ngữ văn) - Ngày sáng kiến được áp dụng : Năm học 2016- 2017 - Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhuận Phú Tân, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Người nộp đơn Cao Thị Thái Hiền
- làm thơ bảy chữ có vần, có nhịp. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội được nói trước lớp, đưa các em vào các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa, vui mà bổ ích. Qua đó giúp các em phát triển trí tuệ, bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như tư tưởng, tình cảm đối với gia đình, quê hương, đất nước. Muốn đạt được mục đích ấy không ai khác hơn là người giáo viên phải nắm vững bài dạy, xác định mục tiêu cần đạt để hình thành giáo án theo phương hướng phát huy tính tích cực của học sinh vì tiết dạy sáng tác thơ đối với những học sinh không có năng khiếu rất dễ chán nán . Vì vậy vai trò của giáo viên là rất quan trọng như một ngọn lửa thổi bùng lên các em những niềm tin, đam mê và sự yêu thích 3.2.2. Nội dung giải pháp * Hướng dẫn và kiểm tra sự chuẩn bị trước ở nhà của học sinh: Ta biết khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh là rất quan trọng, bởi vì học sinh chuẩn bị bài tốt bài học thì sẽ giúp giáo viên thành công, tiết học diễn ra nhẹ nhàng, lớp học sinh động. Để làm được điều đó giáo viên yêu cầu học sinh phải soạn bài trước một tuần ( theo yêu cầu ở sách giáo khoa ). Đồng thời giáo viên cũng định hướng chủ đề chính để học sinh chuẩn bị trước như sau: - Chủ đề: Tình thầy trò và mái trường - Chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước - Chủ đề: Làng quê nơi các em học tập và sinh sống. Sau khi hướng dẫn, giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh (ở 15 phút truy bài đầu giờ). Lớp trưởng hoặc nhóm trưởng báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ ở nhà: nhân diện về luật thơ bảy chữ và tập làm thơ bảy chữ của từng cá nhân trong lớp. Giáo viên xem học sinh có thực hiện được các yêu cầu không, thực hiện được ở mức độ nào. Nếu kiểm tra thấy học sinh chưa thực hiện được thì giáo viên phải tiếp tục gợi ý để học sinh nắm bắt. Sau đó giáo viên kiểm tra lại một lần nữa rồi mới bước vào tiết tập làm thơ. Muốn tiến hành các bước làm thơ, yêu cầu đầu tiên là giáo viên phải cho các em nắm vững kiến thức tối thiểu về cách làm thơ bằng các hoạt động dạy học của mình. Các bước cụ thể như sau: *Cung cấp học sinh khái niệm và bố cục thơ bảy chữ.
- - Vần thơ: Vần ta có thể hiểu là một âm hoặc một nguyên âm kết hợp với phụ âm tạo nên. - Gieo vần: là sự lặp lại các vần giống hoặc gần giống nhau giữa các tiếng ở những vị trí nhất định - Nhịp thơ: Đó là sự lặp lại các quãng, đều đặn các âm mạnh hay yếu, sắp xếp theo những hình thức nhất định. * Giúp học sinh nhận diện luật thơ thông qua các bài ở sách giáo khoa Thông qua bài thơ “ Chiều” ở sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng trắc. Sau khi đó giáo viên yêu cầu học sinh chốt lại về luật thơ bảy chữ. Cụ thể như: Ngắt nhịp có thể 4/3 hoặc 3/4 nhưng phần lớn là 4/3. Vần có thể là trắc bằng, nhưng phần lớn là bằng vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và 4, có khi cả tiếng cuối câu 1. Ngoài ra giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra chỗ sai luật ở bài thơ “Tối” của Đoàn văn Cừ. Sau khi nhận ra chỗ sai đề nghị học sinh sửa lại sao cho đúng. Nếu học sinh biết cách sửa tức là đã góp phần làm thơ . Ví dụ: Học sinh có thể sửa bằng cách bỏ dấu phẩy trong câu thơ thứ 2 hay sửa chữ “xanh” thành một chữ hiệp vần với chữ “che” ở trên như: xanh lè, vàng khè, trăng loe * Tập làm thơ Sau khi nắm vững đặc điểm thể thơ cũng như cách gieo vần, ngắt nhịp, niêm luật, giáo viên yêu cầu học sinh bắt tay vào làm thơ. Trước hết yêu cầu học sinh viết tiếp những câu thơ còn dang dở. Ví dụ: Tôi thấy người ta có bảo rằng Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng . Giáo viên cần lưu ý với học sinh bài thơ mở đầu kể chuyện thằng cuội ở cung trăng. Như thế là đề tài bài thơ cũng xoay quanh chuyện thằng cuội, cây đa, chị hằng . Hai câu thơ tiếp theo phải phát triển về đề tài đó nhưng có thể làm nghiêm túc, có thể làm nghịch ngợm, hóm hĩnh Các tiếng cuối của câu 2, 4 bắt buộc phải hiệp vần với nhau, câu 1 có vần thì càng tốt. Như vậy bài thơ hoàn chỉnh có thể là: Tôi thấy người ta có bảo rằng
- Thời gian còn lại giáo viên yêu cầu mốt số học sinh đọc bài thơ tự sáng tác ở nhà với các chủ đề mà giáo viên đã gợi ý, các học sinh khác nhận xét. Giáo viên nêu ưu điểm, nhược điểm và cách chữa. Đây là tiết học tập làm thơ nên ít nhiều cũng có những cá nhân làm chưa tốt, trong trường hợp này giáo viên nên nhắc nhở học sinh tìm ra chỗ chưa đúng, chưa hay để động viến chứ không nên chê bai hay cười nhạo bạn . * Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm: Giáo viên nhận xét những ưu điểm và hạn chế về sáng tác thơ của học sinh. Giáo viên nhắc nhở những học sinh chuẩn bị bài chưa tốt đồng thời tuyên dương những học sinh học tốt, có năng khiếu làm thơ. 3. 3 Khả năng áp dụng giải pháp Với việc vận dụng kinh nghiệm tập làm thơ bảy chữ của tôi có ý nghĩa thiết thực đối với giáo viên dạy ngữ văn 8. Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho các lớp 6, 7, 9 . Với đề tài nghiên cứu của mình tôi xin được thông qua tổ chuyên môn Ngữ văn để được đồng nghiệp cho ý kiến thảo luận, thống nhất sau đó cùng thực hiện ở phạm vi trường . 3. 4. Hiệu quả và lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Sáng kiến kinh nghiệm tôi áp dụng cụ thể học sinh khối 8 của trường, tôi nhận thấy các em đã nhận diện được luật thơ bảy chữ, bước đầu biết tự sáng tác bài thơ mặc dù chưa được hay lắm. Qua thời gian áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy tiết học văn sinh động hơn, khắc phục tình trạng thụ động trong giờ học. Giờ tập sáng tác thơ bảy chữ không còn gò bó, nhàm chán đối với các em. Từ đó học sinh yêu thích môn Ngữ văn hơn, nên chất lượng giờ dạy thành công hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi dạy bài “Tập làm thơ bảy chữ”. Tôi rất mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để bổ sung đề tài tôi được hoàn thiện hơn. 3. 5. Tài liệu kèm theo: Không Mỏ Cày Bắc, ngày 20 tháng 12 năm 2017