SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn tả người ở Lớp 5

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết : 

         - Ưu điểm :

           + Nội dung và chương trình sách giáo khoa phù hợp với các đối tượng học sinh. 

           + Đa số học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn tả người ở lớp 5”.

- Hạn chế :

doc 10 trang lananh 17/03/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn tả người ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_ren_ki_nang_tim_y_lap_dan.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn tả người ở Lớp 5

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HD ghi) . 1. Tên sáng kiến : “Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn tả người ở lớp 5”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : + Phạm vi : Học sinh lớp 5 cấp Tiểu học + Đối tượng nghiên cứu : Học sinh khối 5, trường Tiểu học Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến : 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết : - Ưu điểm : + Nội dung và chương trình sách giáo khoa phù hợp với các đối tượng học sinh. + Đa số học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn tả người ở lớp 5”. - Hạn chế : Việc dạy, học làm văn ở tiểu học nói chung và và việc dạy học văn tả người ở lớp 5 nói riêng bên cạnh những điểm tốt, mang lại một số kết quả nhất định nhưng lại còn khá nhiều nhược điểm. Khuyết điểm lớn nhất, dễ thấy nhất là bệnh công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu tính chân thực trong cả cách dạy và cách học. Về phía người học, thường có những biểu hiện phổ biến như sau: + Vay mượn ý của người khác, thường là của bài văn mẫu. Nói cách khác học sinh thường học thuộc bài văn mẫu để chép vào bài của mình. Với cách học này các em không cần quan sát, không có cảm xúc gì về đối tượng được tả. + Miêu tả hời hợt, chung chung không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được tả Vì thế bài làm ấy gán cho đối tượng miêu tả nào cùng loại cũng được. Một bài miêu tả như vậy đọc lên thấy mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu là các em không biết cách quan sát hoặc các em không biết cách hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình.
  2. những điều tốt giúp học sinh rèn luyện hình thành thói quen và ham thích học Tiếng Việt trong nhất là với phân môn Tập làm văn. + Các bước thực hiện giải pháp mới một cách cụ thể : Để khắc phục hạn chế nói trên quả là một việc làm không dễ nhưng cũng không phải là không làm được. Sau đây là một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức, có niềm say mê, hứng thú trong việc học văn: 1. Để hoàn chỉnh đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu, từ những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm từ nhiều năm giảng dạy ở lớp 4, 5 đã giúp chúng tôi học được nhiều nội dung kiến thức rất bổ ích cho công tác giảng dạy. 2. Dự giờ rút kinh nghiệm: Học hỏi từ kinh nghiệm của đồng nghiệp trong giảng dạy tại trường, sinh hoạt cụm, trong các tạp chí, sách báo có liên quan mà đặc biệt là kinh nghiệm dạy học của bản thân được thể hiện trong từng tiết dạy, ngày dạy và từng năm dạy. Qua đó chúng tôi đã rút kinh nghiệm cho bản thân mình và rút kinh nghiệm cho tiết dạy. Khắc phục những điểm chưa tốt trong giảng dạy nói chung và trong phân môn Tập làm văn nói riêng. Qua thực tế chương trình ở lớp 5 đối với phân môn Tập làm văn cho thấy: Bài Luyện tập tả người . ( tiết 23,24,25,26,29,30 ). Kết quả để đánh giá loạt bài này là tiết 31 ( Kiểm tra viết ) Theo trình tự hướng dẫn học sinh làm một bài văn thường theo nhiều giai đoạn sau: * Giai đoạn định hướng: Nhận diện đặc điểm loại văn bản ( giúp học sinh nắm chắc cấu tạo bài văn tả người ). * Giai đoạn lập chương trình: Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. * Giai đoạn thực hiện chương trình: Xây dựng đoạn văn - Liên kết các đoạn thành bài văn. * Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành: Viết được đoạn văn, bài văn theo nội dung chương trình quy định. 3. Một số phương pháp dạy học Môn Tập làm văn lớp 5 bài “Luyện tập tả người”: Cùng với phương pháp giảng dạy đặc trưng của phân môn, qua quá trình giảng dạy thực tế, chúng tôi có kinh nghiệm truyền đạt đến học sinh với những con đường có sáng
  3. Gợi ý cho học sinh như: - Hình dáng của người này như thế nào? - Khuôn mặt ra sao? Đôi mắt thế nào? - Mái tóc như thế nào? Ngắn hay dài, mượt mà hay có đặc điểm gì khác?, - Đặc điểm hình dáng của người như thế nào? ( cao, thấp, gầy, ốm, ), dáng đi ra sao? - Cách ăn mặc thế nào? Nói năng ra sao? - Người đó đang làm gì? Em tưởng tượng hoạt động của họ như thế nào? - Tình cảm của em với người đó thế nào? Đặt câu với những từ ngữ đó và sắp xếp các ý đó lại là các em đã lập được một dàn ý tả người hoàn chỉnh. Giáo viên yêu cầu nhóm trình bày lên bảng, chọn nhóm có ý khá đầy đủ để đọc cho lớp nghe, lớp góp ý thêm cho hoàn chỉnh dàn bài. Giáo viên khuyến khích, động viên học sinh nêu nhận xét để phát triển khả năng nói cho học sinh, giúp học sinh tích cực hơn trong giờ học nếu còn thời gian Tiết 24. Luyên tập tả người Bài tập 1: Đọc đoạn văn (TV5 tập I/122), nêu những đặc điểm tả ngoại hình của bà: “ Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. khi bà mỉm cười, hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ ”. Học sinh cùng nhau nói trong nhóm ( mỗi nhóm 4, 5 học sinh ) về đặc điểm ngoại hình của người bà kết hợp quan sát bức tranh sách giáo khoa trang 122 được giáo viên phóng to giao cho mỗi nhóm, học sinh lần lượt nối tiếp nhau nói, cách làm này giúp học sinh yếu nói lên được ý kiến của mình và khắc sâu thêm kiến thức (động viên học sinh yếu trình bày ). Học sinh nhận xét bạn nói đủ các đặc điểm tả ngoại hình chưa. Để rồi học sinh rút ra kết luận: Để viết được một đoạn văn miêu tả đặc điểm ngoại hình người bà thì tác giả đã quan sát rất kĩ và tràn đầy tình yêu thương với bà thì mới viết nên đoạn văn tả bà của mình một cách sinh động như vậy.
  4. Giáo viên sửa chữa bổ sung bài tập của các nhóm và giúp học sinh nhận ra: Miêu tả tất nhiên đòi hỏi phải có tính cụ thể, tính sáng tạo, nhưng cũng rất cần tính chân thực. Miêu tả dù có sáng tạo đến bao nhiêu đi chăng nữa nhưng không được xa rời bản chất của đối tượng miêu tả. Tiết Luyện tập tả người tiết 26 tuần 13. Dựa theo dàn ý mà các em đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của người đó. Chúng tôi tiến hành như sau: Dùng dàn ý đã lập ở tiết trước gắn ở góc học tập cùng với những đoạn văn mẫu đã sử dụng ở tiết 24 để cho học sinh tham khảo và để hỗ trợ cho học sinh yếu. Tổ chức cho học sinh làm bài tập cá nhân. Giáo viên theo dõi sát bài làm của những học sinh trung bình và yếu để gợi ý thêm những chi tiết tả cho bài làm đầy đủ ý hơn. Trước khi làm bài yêu cầu học sinh đọc các gợi ý trong sách giáo khoa trang 132. Học sinh làm bài xong gọi một số học sinh trình bày ( chọn đối tượng là học sinh khá, giỏi để sửa bài, số bài còn lại giáo viên đem về nhà chấm và nhận xét cụ thể, chỉ ra những ý hay những ý chưa hay cần sửa chữa thêm cho học sinh có cơ sở điều chỉnh lại bài làm của mình ), sau mỗi bài học sinh đọc lên, cả lớp sẽ nhận xét theo hướng sau: - Đoạn văn đã có câu mở đoạn chưa? - Cách viết đã nêu đủ, đúng và sinh động những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người em tả chưa? Đã thể hiện tình cảm của em với người đó chưa? - Cách xếp các câu trong đoạn đã hợp lí chưa? Giáo viên sửa chữa rút ra kết luận chung cho học sinh: Để viết được đoạn văn hay, cụ thể, sinh động, chân thực và sáng tạo. Đòi hỏi người viết dù có miêu tả đối tượng nào ở góc độ nào cũng phải tạo được sự hấp dẫn, truyền cảm đối với người đọc. Muốn vậy, khi miêu tả, các em phải thổi vào đó hơi thở của cảm xúc, biến đổi miêu tả trở nên có hồn, nếu không nó đơn thuần chỉ là những dòng chữ khô khan, lạnh lùng, không để lại ấn tượng gì cho người đọc. Lưu ý với học sinh: Câu mở đầu đoạn miêu tả cũng khá độc đáo, mới lạ, gây nhiều thiện cảm với người đọc nên cần xác định đúng yêu cầu bài tập để viết câu mở đầu đúng, từ đó sẽ viết nên đoạn văn hoàn chỉnh. Sau khi đã qua những bước trên, trong tưởng tượng của các em đã phát họa được chân dung của đối tượng miêu tả. Một trong những chứng tỏ điều này là các em đã nhớ
  5. hình ảnh về những hoạt động đáng yêu, ngộ nghĩnh của em bé để kích thích sự sáng tạo khi học sinh làm bài, đồng thời tạo sự hưng phấn cho học sinh trong giờ học. Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm giáo viên quan sát, góp ý thêm cho nhóm. Kết quả học sinh đã làm rất tốt dàn ý bài văn. Trước giờ học tập làm văn, nói riêng về bài văn tả người chúng tôi thường dặn dò học sinh chọn những tấm hình về ông bà, cha mẹ, anh chị, em bé để rồi kể cho bạn bè, kể cho cô giáo nghe về hình dáng, tính tình của họ, kể về những việc làm của họ, cách làm này đã giúp học sinh đọng lại ấn tượng, những hình ảnh đẹp để làm bài văn sau này. Những lúc trò chuyện trao đổi như thế đã giúp cho học sinh có nhiều vốn từ ngữ hình ảnh hơn để học sinh lập dàn ý tốt hơn từ đó viết đoạn văn hoàn chỉnh hơn trước. Tiết 31 Tả người ( Kiểm tra viết ) Học sinh chọn một trong các đề sau: 1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói. 2. Tả một người thân ( ông bà, cha, mẹ, anh ,em .) của em. 3. Tả một bạn học của em. 4. Tả một người lao động ( công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá, cô giáo, thầy giáo, ) đang làm việc. Sử dụng những bức ảnh học sinh đã mang đến lớp học ở tiết 29, 30 gắn lên bảng phụ treo ở các góc học tập để học sinh quan sát. Dùng dàn ý chi tiết đã lập ở tiết 25 và 30 để hỗ trợ cho học sinh yếu. Dành cho học sinh 4 - 6 phút để học sinh nói về đối tượng sẽ tả và giải đáp những thắc mắc của học sinh ( nếu có ). Sau đó dành thời gian cho học sinh làm bài ( hoạt động cá nhân, giáo viên theo dõi học sinh yếu và gợi ý thêm nếu cần thiết). Thu tất cả số vở của học sinh để chấm, giáo viên luôn nhận xét một cách chân tình, sửa chữa cho các em cả về lỗi từ ngữ, lỗi câu và lỗi chính tả để khi tiết trả bài viết học sinh nhận ra những hạn chế của mình và hoàn chỉnh lại bài văn tốt hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp : Giải pháp này đã được thực hiện có hiệu quả với học sinh khối 5 trường tiểu học Bảo Thạnh năm học 2011 – 2012, trên thực tế chúng tôi đang áp dụng giải pháp này trong năm học 2012-2013 và khẳng định rằng có thể áp dụng dạy cho học sinh khối 5 cấp Tiểu học ở những năm sau này. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng giải pháp :